Đối với thực vật :
- Các tia sáng đỏ và xanh tím giúp cây xanh quang hợp tốt nhất.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái thực vật: Thực vật mọc cong về phía có ánh sáng. Cùng một loài khi mọc ớ nơi nhiều ánh sáng sẽ có vỏ dày, nhạt, cây thấp, tán rộng nhưng ở nơi thiếu ánh sáng sẽ có vỏ mỏng, thẫm, cây cao, lá tập trung ở ngọn.
- Nhu cầu ánh sáng của các loại thực vật không giông nhau nên có những loài ưa sáng như bạch đàn, phi lao, thông, lúa, đậu .... có những loài ưa bóng như me, vừng, tầm gửi...
Đối với động vật:
- Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian
- Ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật
* Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
- Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian
- Ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật
* Dựa theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày
- Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm.
1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
- ÁS ảnh hưởng nhiều đến hình thái ( lá, thân, cành, tán cây, màu sắc lá…), sinh lí ( quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước) và sinh sản của thực vật. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau.
- Thực vật chia làm 2 nhóm khác nhau:
+ Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng.
+ Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ.
2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
- AS ảnh hưởng đến đời sống ĐV : là tạo điều kiện cho ĐV nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, sinh trưởng và sinh sản của ĐV. Nhịp điệu chiếu sáng ngày đêm ảnh hưởng đến hoạt động nhiều loài ĐV.
- ĐV chia thành 2 nhóm: ĐV ưa sáng ( hoạt động vào ban ngày) và ĐV ưa tối ( hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, đáy đại dương…)