Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Hải Đăng

Anh ae làm hộ sử đề cương nhé

mai 4 môn nhg có sử

cô sử mik gắt v:

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu

2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu

3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường

4.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử ba lần đánh Nguyên

Mấy bn đứng đầu box sử giúp nhé

mik ch box văn nên dốt sử

Nguyễn Huyền Trâm
10 tháng 1 2020 lúc 20:28

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu

=> Cuối thế kỉ V, người Giéc- man xâm chiếm Rô- ma -> tiêu diệt các quốc gia cổ đại và lập nên nhiều vương quốc mới

- Cướp ruộng đất, phong tước vị cho các quý tộc... -> xã hội phong kiến Châu Âu được thành lập

- Xã hội xuất hiện hai tầng lớp mới: lãnh chúa và nông nô

- Quan hệ sản xuất: nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huyền Trâm
10 tháng 1 2020 lúc 20:31

2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu

=> - Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy hình thành tạo vốn và người làm thuê

- Về kinh tế:

+ Kinh doanh tư bản lao động

+ Lập các công trường, thủ công

+ Xây các đồn điền, thuê người lao động

- Có hai giai cấp: tư sản và vô sản

- Chính sự: tư sản đối lập với quý tộc phong kiến

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Trang
10 tháng 1 2020 lúc 20:32

câu 2

Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu. Nhờ thế những người này đã giàu lên nhanh chóng.

Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ti thương mại và những đồn điền rộng lớn. Các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở thành giai cấp tư sản. Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động của những người làm thuê. Đông đảo những người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành.


Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huyền Trâm
10 tháng 1 2020 lúc 20:33

4.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử ba lần đánh Nguyên

=> * Nguyên nhân:

- Được các tầng lớp nhân dân ủng hộ

- Tinh thần đoàn kết tốt của nhân dân

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

- Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy

* Ý nghĩa:

- Đập tan tham vọng xâm chiếm nước ta của nhà Nguyên

- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam

- Để lại bài học vô cùng quý giá

- Ngăn chặn các cuộc xâm lược của quan Nguyên đối với các nước khác

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Trang
10 tháng 1 2020 lúc 20:35

câu 3

* Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển

- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

* Chính trị:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.



Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
10 tháng 1 2020 lúc 20:48

4.

Nguyên nhân:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

- Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Hằng
10 tháng 1 2020 lúc 21:10

Câu 3

* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp:

+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

- Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

* Chính trị:

- Bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương ngày càng hoàn thiện, quyền lực của Hoàng đế được tập trung cao.

* Văn hoá nghệ thuật:

- Phát triển mạnh mẽ, nhà nước chú

- Văn Thơ Đường phản ánh phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Xuất hiện nhiều nhà thơ lớn như Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị… còn đến ngày nay.

* Đối ngoại:

- Mở rộng lãnh thổ ra các nơi.

- Liên tục xâm chiếm các nước xung quanh.

- Bắt nhiều quốc gia phải thần phục.


Khách vãng lai đã xóa
chiukiuxiu
13 tháng 1 2020 lúc 20:51

- Do quá trình tích luỹ vốn và nhân công

- Do buôn bán nô lệ da đen

- Do cướp bóc tài nguyên và ruộng đất

- Về xã hội: Tư sản: chủ xưởng,...

Vô sản: công nhân, nô lệ,...

=> Quan hệ sản xuất tư bản, chủ nghĩa hình thành

Khách vãng lai đã xóa
chiukiuxiu
13 tháng 1 2020 lúc 20:52

1. Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân

- Do sự chuẩn bị của nhà Trần

- Nhờ có tinh thần đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh vô biên

- Nhờ có tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta

- Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, biết sử dụng người tài

- Nhờ có sự chỉ huy tài giỏi của Trần Quốc Tuấn, nhà chính trị tài ba của dân tộc

2. Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan ý chí xâm lược và tham vọng của đế chế Nguyên

- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc

- Góp phần xây đắp thêm truyền thống chống giặc, giữ nước của dân tộc ta

- Để lại bài học lịch sử quý giá và tinh thần đoàn kết dân tộc

- Biết lấy dân làm gốc

- Ngăn chặn cuộc xâm lược Nhật Bản và đất nước ta

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huyền Trâm
10 tháng 1 2020 lúc 20:37

3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường

=>* Đối nội:

- Cử người cai quản các địa phương

- Mở nhiều khoa thi tuyển chọn nhân tài

- Giảm thuế, chia ruộng đất cho nhân dân

* Đối ngoại:

- Tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ

=> Đất nước ổn định, kinh tế phát triển, bờ cõi được mở rộng

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Cẩm Vy
Xem chi tiết
Thảo Leo
Xem chi tiết
Hoàng Lâm
Xem chi tiết
Qri T-ara
Xem chi tiết
Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Người Vô Hình
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
bui thi huong lan
Xem chi tiết