a)người ta là hoa đất
b)người sống, đống vàng
c)Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
d)Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
e)chết vinh còn hơn sống nhục
(1) Ý nghĩa của các câu tục ngữ trên là gì?
(2) Những kinh nghiệm, bài học mà nhân dân đúc kết trong các câu tục ngữ này còn có giá trị không?Vì sao?
(3) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sữ dụng trong các câu tục ngữ trên
II.trong các câu tục ngữ sau câu nào là câu rút gọn?Những thành phần nào của câu được rút gọn?Rút gọn như vậy để làm gì?
1.người ta là hoa đất
2.An qua nho ke trong cay
3.tấc đất tấc vàng
4.nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơn đứng
Giúp mình với các bn oi!!! Đừng bơ mk nhe!!!tội mk nhắm@@
a) Người ta là hoa đất
"Người ta là hoa đất" là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người. Ngày xưa, đất là vốn quý của người nông dân vì có đất thì mới có thể làm ăn sinh sống. "Hoa đất" là những gì đẹp đẽ, cao quý được kết tinh từ đất. Đất cao quý, quan trọng như thế thì hoa đất lại càng đẹp hơn cả. Con người được ví như hoa đất có nghĩa con người mang trong mình những giá trị đẹp đẽ.
b) Người sống, đống vàng
Người sống đống vàng là câu tục ngữ mang ý nghĩa trong thế giới này thì con người là quý giá nhất, cần phải trân trọng cuộc sống này, người còn là còn tất cả. Vậy nên dù có bất cứ điều gì xảy ra, thì cũng cần phải biết trân trọng sự sống này, có sức khỏe là có thể làm ra mọi thứ khác. Con người tạo ra tiền bạc, của cải vật chất, chứ của cải vật chất không tạo ra con người. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì chúng ta cũng phải đảm bảo sinh mạng, sức khỏe, từ đó sẽ làm ra được mọi thứ khác.c) Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
Có nghĩa là muốn làm nghề gì cho thật tố hoặc trong học tập thì nên học hỏi thật nhiều .
d) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Câu tục ngữ có nghĩa là chớ thấy khó khăn nguy hiểm mà ngã lòng, nản chí, phải kiên quyết phấn đấu để vượt khỏi nguy hiểm, khó khăn.
e) Chết vinh còn hơn sống nhục
Nghĩa là thà chết vinh quang còn hơn sống nhục nhã.
nuôi tằm ăn cơn đứng
2: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì?
(1) Người ta là hoa đất.
(2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(3) Tấc đất tấc vàng.
(4) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Gợi ý: Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.