a. người ta là hoa đất
b. người sống, đống vàng
c. muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
d.chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
e.chết trong hơn sống đục
1/ý nghĩa của ác câu tục ngữ trên là gì
2/những kinh nghiệm, bài học mà nhân dân đúc kết trong câu tục ngữ này còn giá trị trong thời đại ngà nay ko. vì sao
3/chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu tục ngữ trên
a) "Người ta là hoa đất" là một câu tục ngữ nói tới giá trị cao quý của con người. Ngày xưa, đất là vốn quý của người nông dân vì có đất thì mới có thể làm ăn sinh sống. "hoa đất" là những gì đệp đẽ, cao quý được kết tinh từ đất.
Nhìn những hạt đất tuy xấu xí nhưng nó lại là nguồn sống của vạn vật, mang lại màu xanh cho thế giới, chẳng thế mà người ta đã gọi là "Đất Mẹ".
Đất cao quý, quan trọng như thế thì hoa đất lại càng đẹp hơn cả. Con người được ví như hoa đất có nghĩa con người mang trong mình những giá trị đẹp đẽ.
ĐỌc câu tục ngữ này ta thấy thêm yêu quý giá trị của con người và cảm thấy càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa để khẳng định giá trị của mình.
b)
Trên thế gian này, con người là quý giá nhất. Con người có thể làm ra mọi thứ. Con người nắm giữ, sử dụng thời gian, làm ra vàng bạc, lúa gạo, biết suy nghĩ. Sức lao động của con người là vô hạn và cũng là cái để con người thực hiện những ước mơ, là phương tiện tồn tại cùng với thời gian. Điều đó cũng được ông cha ta hiểu từ xưa tới giờ và được đúc kết lại bằng câu tục ngữ: “Người sống, đống vàng”.
Câu tục ngữ trên thuộc câu so sánh ẩn dưới hai vế đối xứng với nhau. Vần lưng giữa câu làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu. Câu tục ngữ mang hai nghĩa.
Nghĩa thứ nhất dân gian ví con người quý như vàng bạc, làm tôn giá trị tới mức đỉnh cao. Nghĩa thứ hai là có con người thì sẽ có của cải, vật chất. Đúng như câu tục ngữ, người xưa cũng đã từng có câu:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Thật vậy, từ ngày xưa, nhân dân ta không có những phương tiện máy móc như hiện giờ, mọi người chỉ biết dựa vào sức người, đôi tay và khối não. Đó chính là những công cụ sống mà được truyền từ đời này sang đời khác và bất kì thời nào thì giá trị của con người vẫn luôn được xem là bậc nhất, luôn được mọi người quan tâm hàng đầu. Ngay cả từ thời trái đất còn sơ khai, con người đã biết săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi để tồn tại. Trải qua thời gian thì những phát minh được ra đời, những kinh nghiệm được đúc kết lại làm hành trang vững bước cho thế hệ sau. Cứ dần dần như vậy mà ngày nay, chúng ta đã được hưởng một thành quả lớn nhất là đời sống ổn định, có của ăn, của để, có cây trồng, vật nuôi phục vụ đời sống.
Có thể nói con người làm chủ trên trái đất này, không có con người thì tất cả sẽ vô vị, trở nên lạnh lẽo, dù có nhiều của cải đến đâu thì cũng chỉ là vô nghĩa vì không được con người khai thác, sử dụng. Con người với năng lực của mình đã xây dựng nên được những tháp chùa, nhưng toà lâu đài cổ kính trường tồn cùng thời gian. Năng lực của con người sẽ mãi là một thứ vũ khí mạnh nhất để chống lại bất kì kẻ thù nào và cũng là cái để làm nên tất cả.
Nói tóm lại, câu tục ngữ trên khẳng định tầm quan trọng và đề cao năng lực giá trị con người. Nó không chỉ là một sự khẳng định mà nó còn là một lời khuyên, một bài học, một tư tưởng đúng đắn dành cho mỗi chúng ta.