Văn bản ngữ văn 7

Hồng Ngọc

a) Văn bản Sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn đó là gì?
b) Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.
Dựa vào định nghĩa trên, em hãy tìm những chi tiết trong tác phẩm để hoàn thành bảng sau:

Dân Tương phản Quan
........................
........................
Cảnh hộ đê .............................
.............................
........................
........................
Cảnh đê vỡ .............................
.............................
Nhận xét về dụng ý của tác giả khi xây dựng
cảnh tương phản:
..........................................................................

c) Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn về mức độ (hoặc tính chất,...) so với chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất của sự việc, hiện tượng được nói tới. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã sử dụng phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét bối cảnh và tính cách của nhân vật

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiên trên bằng cách hoàn thành bảng sau:

Đối tượng miêu tả Tăng cấp Nhận xét
Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ .....................................
.....................................
.................................................
.................................................
Sự vất vả, căng thẳng của người dân hộ đê
Mức độ đam mê cờ bạc của quan phủ

d) Nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng người dân.
e) Nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay

Lê Thị Hằng
23 tháng 3 2017 lúc 21:22
1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn: - Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân. - Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê. - Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu. 2. Theo định nghĩa về phép tương phản: a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm". c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết. d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt. 3. a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi. b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét. c*) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc. 4. + Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt. + Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại. + Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
Bình luận (0)
Cà Quốc Khánh
23 tháng 3 2017 lúc 21:02

bố cục 3 đoạn

1:từ đầu->hỏng mất:nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân

2:tiếp-> điếu mày:cảnh quan và nha phủ đánh bài

3:còn lại:cảnh đê vỡ người dân lâm vào cảnh thảm sầu

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 3 2017 lúc 19:27

1: Sống chết mặc bay được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

Tác phẩm có thể chia làm ha đoạn:

- Đoạn 1: “Gần một giờ đêm... khúc đê này hỏng mất”', nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.

- Đoạn 2: “Ấy, lũ con dân... điếu mày": cảnh quan phủ cùng nha lại đánh đổ tổ tôm trong khi “đi hộ đê”.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình ưạng thảm sầu.

2. a. Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

b. Phân tích làm rõ từng mặt tương phản đó.

c. Chỉ ra hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như thê nào?

d. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng lên cảnh tương phán này.

Dựa vào định nghĩa “Phép tương phản ” chỉ ra:
a) Hai mặt tướng phản của truyện sống chết mặc bay. một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ “đi hộ đê”.

b) Phân tích làm rõ từng mặt tương phản:

- Mặt tương phản thứ nhất:

+ Thời gian: gần một giờ đêm (giờ đáng lẽ người dân được yên nghỉ sau một

ngày lao động vất vả, cực nhọc).

+ Mưa to và độ dâng của nước sông.

+ Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhốn nháo, cảng thẳng (Qua tiếng động, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau hộ đê, qua các hoạt động chống đỡ vừa sôi động vừa lộn xộn của người dân).

+ Sự hất lực của sức người trước sức người. Sự yếu kém của thế đê trước thế nước.

3.a. Em hãy chỉ rõ sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân.

b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ dam mê bài bạc của quan phủ như thế nào?



c. Hãy nhận xét về tác dụng của việc kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “ lòng lang dạ thú” của tên quan phú trước sinh mạng của người dân.

- Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe đọa cuộc sống của người dân.

- Mặt tương phản thứ hai:

+ Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.

+ Không khí, quang cảnh: “tĩnh mịch”, “trang nghiêm”, “nhàn nhã”, “đường bệ”, “nguy nga” (phản ánh uy thế của viên quan lại với nha lại, tay sai).

+Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi “hộ đê” (chứng tỏ một cuộc sống sang trọng, rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân).

+ Sáng ngời, cách nói của tên quan phủ, cảnh tượng kẻ hầu người hạ.

+ Sự đam mổ tổ tôm và quang cảnh đánh tổ tôm của tên quan phủ với nha lại, chánh tổng...

+ Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người dân quê xông vào báo tin đê vỡ.

+ Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ khi: “Ừ! Thông tôm, chi chi nảy”.

- Phép tăng cấp trong truyện ngắn sống chết mặc bay đã được thể hiện qua việc miêu tả các loại chi tiết trong từng mặt tương phản.



a) Với cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp thể hiện trong cách miêu tả: Cảnh trời mưa mỗi lúc mỗi tăng (“mưa tầm tã”, “vẫn mưa tầm tã trút xuống”. Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao (“nước sông Nhị Hà lên to quá”, “dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên”). Âm thanh (tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau hộ đê) mỗi lúc một ầm ĩ. Sức người mỗi lúc một đuôi. Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến...

b) Với cảnh quan phủ đánh tổ tôm trong đình, phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mô tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bạc do không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đô đã đành, nhưng trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê đã quá lớn. Đến khi người dân phu báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lên giọng quái nạt và tiếp tục đánh đến “Ù! Thông tôm, chi chi nảy” trong niềm vui cực độ nhưng là phi nhân tính “lòng lang dạ thú”. Phép tăng cấp trong nghệ thuật có tác đụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách nhân vật là như thế.

4. Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay.



Nhận xét chung về giá trị của tác phẩm sống chết mặc bay.

a) Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú ” trước sinh mạng của người dân.

b) Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thicn tai và có thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.

c) Giá trị nghệ thuật: Vận dụng thành công sự kết hợp hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Có trình độ ngôn ngữ khá sinh động. Ngôn ngữ phần nào đã thể hiện cá tính nhân vật. Câu văn sáng gọn, sinh động.

Bình luận (0)
ánh nguyệt nguyễn vũ
24 tháng 3 2017 lúc 22:32

b)

- Cảnh hộ đê:

+ Dân: Vật lộn chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng vất vả hoạt động nhốn nháo

+ Quan: Nguồi trong đình, cao vững chãi, không cho phép ai đến quấy rầy và coi việc đánh bài là trên hết.

Cảnh đê vỡ:

+ Dân: Nhà cửa trôi, lúa mạ ngập, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không chỗ không chỗ chôn lênh đênh trên mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thám sầu.

+ Quan: Thắng bài lớn.

Nhận xét: Làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm nhưng lại vô trách nhiệm chỉ ham mê cờ bạc. Còn những người dân thì phải dầm mưa , gội gió, nhộc nhằn chống cọi với thiên tai một cách khó khăn. Cuối cùng khi đê vỡ quan thì xung sướng vì ù to, còn dân thì rơi vào tình cảnh thảm xầu.

Tick cho mình nhé

Bình luận (0)
ánh nguyệt nguyễn vũ
24 tháng 3 2017 lúc 22:44

c)

-Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ:

+ Tăng cấp:

. Trời mưa mỗi lúc một to

. Mua tầm tã trút xuống

. Mực nước sông mỗi lúc càng dâng cao

. Nước sông lên to quá, nước sông cuồn cuộn bốc lên.

. Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc càng gần.

+ Nhận xét: Mưa và gió càng lớn thì đê càng dễ vỡ.

- Sự vất vả, căng thẳng của người dân hộ đê:

+ Tăng cấp:

. Từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn

. Người nào người nấy lướt thướt như chuột

. Tiếng người xao xác gọi nhau xem chùng ai cũng mệt lữ

. Dân phu rối rít vất vả lấm láp gội gió tắm mưa như lũ sâu đàn kiến.

+ Nhận xét: Mua càng to, gió càng lớn thì sức người càng cạn kiệt.

Mức độ ham mê cờ bạc của quan phủ:

+ Tăng cấp: Mức độ đam mê cờ bạc của quan tăng cao và quan càng thắng lớn.

+ Nhận xét: Mức độ ham mê cờ bạc quá mức này đã giết chết bao nhiêu người

Bình luận (0)
ánh nguyệt nguyễn vũ
24 tháng 3 2017 lúc 22:47

d) Đã tố cáo và phê phán hành động ham mê cờ bạc và vô trách nhiệm của tên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu của sinh hoạt cá nhân. Quan đánh bạc khi làm công vụ liên quan đến tính mạng và tài sản của dân thì đó là sự vô trách nhiệm. Quan thắng bài khi đê vỡ. Quan sung sướng bao nhiêu thì dân càng cùng cực bây nhiêu, thì sự sung sướng của quan là một hành động phi nhân tính là một kẻ lòng lan dạ thú của một tên quan phụ mẫu

Bình luận (0)
ánh nguyệt nguyễn vũ
24 tháng 3 2017 lúc 22:50

e) Giá trị hiện thực phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống sinh hoạt của nhân dân với bọn quan lại. Đứng đầu là tên quan lòng lan dạ thú

- Giá trị nhân đạo là thể hiện lòng thương cảm của tác giả trước sự cơ cực của người dân do thiên tai và phê phán sự vô trách nhiệm của bọn quan lại

Bình luận (0)
Hoshizora Hotaru
4 tháng 3 2018 lúc 20:52

Câu 1:

Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”

=> Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.

Đoạn 2: Tiếp theo đến “Điếu, mày!”

=> Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.

Đoạn 3: Còn lại

=> Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.

Câu 2:

a. Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay:

- Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả.

- Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.

b. Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản:

- Cảnh dân làng hộ đê thật thảm thương:

- Thời gian gần một giờ đêm.

- Mưa càng lúc càng to, mực nước sông càng dâng cao: mưa tầm tã trút xuống... nước cứ cuồn cuộn bốc lên.

- Cảnh dân làng hộ đê vất vả, mệt nhọc: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre... lướt thướt như chuột lột. Không khí nhốn nháo, căng thẳng: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...

Cảnh cho thấy sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.

- Một bên là cảnh quan phủ cùng bọn nha lại ung dung bài bạc ngay trong khi bọn chúng đi "hộ đê".

+ Địa điểm: trong đình cao ráo, an toàn.

+ Không khí, quang cảnh: "tĩnh mịch", "trang nghiêm", "nhàn nhã", "đường bệ", "nguy nga", "đèn thắp sáng trưng" (phản ánh uy thế của viên quan phủ với nha lại, tay sai).

+ Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi "hộ đê" sang cả, quý phái: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, ...

c. Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.

Miêu tả hai cảnh tương phản trên, tác giả có dụng ý lên án tên quan lòng lang dạ thú, mắt đui tai điếc trước nỗi thống khổ của đồng bào huyết mạch.

d. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

Câu 3:

a) Với cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp thể hiện trong cách miêu tả: Cảnh trời mưa mỗi lúc mỗi tăng (“mưa tầm tã”, “vẫn mưa tầm tã trút xuống”. Mức nước sông mỗi lúc một dâng cao (“nước sông Nhị Hà lên to quá”, “dưới sông thì nước cứ cuồn cuộn bốc lên”). Âm thanh (tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau hộ đê) mỗi lúc một ầm ĩ. Sức người mỗi lúc một đuôi. Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến...

b) Với cảnh quan phủ đánh tổ tôm trong đình, phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mô tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Mê bạc do không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đô đã đành, nhưng trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê đã quá lớn. Đến khi người dân phu báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lên giọng quái nạt và tiếp tục đánh đến “Ù! Thông tôm, chi chi nảy” trong niềm vui cực độ nhưng là phi nhân tính “lòng lang dạ thú”. Phép tăng cấp trong nghệ thuật có tác đụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách nhân vật là như thế.

c) - Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe đọa cuộc sống của người dân.

- Mặt tương phản thứ hai:

+ Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.

+ Không khí, quang cảnh: “tĩnh mịch”, “trang nghiêm”, “nhàn nhã”, “đường bệ”, “nguy nga” (phản ánh uy thế của viên quan lại với nha lại, tay sai).

+Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi “hộ đê” (chứng tỏ một cuộc sống sang trọng, rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân).

+ Sáng ngời, cách nói của tên quan phủ, cảnh tượng kẻ hầu người hạ.

+ Sự đam mổ tổ tôm và quang cảnh đánh tổ tôm của tên quan phủ với nha lại, chánh tổng...

+ Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người dân quê xông vào báo tin đê vỡ.

+ Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ khi: “Ừ! Thông tôm, chi chi nảy”.

- Phép tăng cấp trong truyện ngắn sống chết mặc bay đã được thể hiện qua việc miêu tả các loại chi tiết trong từng mặt tương phản.

Câu 4:

- Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.

- Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

- Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
Trần Thư
Xem chi tiết
vũ phương thảo
Xem chi tiết
Hồ Như Quỳnh
Xem chi tiết
MIKITA
Xem chi tiết
thu dinh
Xem chi tiết
Lâm Thái Bảo
Xem chi tiết
Thư Anh
Xem chi tiết
Bùi Thị Hiền
Xem chi tiết