Bài 3: Biểu đồ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dương Thanh Ngân

1/Trong các số:\(\sqrt{\left(-5\right)^2}\);\(\sqrt{5^2}\);\(-\sqrt{\left(-5\right)^2}\);\(-\sqrt{5^2}\)căn bậc hai số học của 25 là...............

2/Kết quả nào đúng:A/0,15∈I , B/\(\sqrt{2}\in Q\) , C/\(\dfrac{3}{5}\in R\) , D/Ba kết quả trên đều sai

3/Tìm x,biết:a/\(-\sqrt{x}=\left(-7\right)^2\) b/\(\sqrt{x+1}+2=0\) c/\(5\sqrt{x+1}+2=0\) d/\(\sqrt{2x-1}=29\)

e/\(x^2=0,81\) g/\(\left(x-1\right)^2=1\dfrac{9}{16}\) h/\(\sqrt{3-2x}=1\) f/\(\sqrt{x}-x=0\)

4/Cho A=\(\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}\).CMR với x=\(\dfrac{16}{9}\) và x=\(\dfrac{25}{9}\) thì A có giá trị là số nguyên.

5/Tính:a/\(\sqrt{m^2}\) với \(m\ge0?\) b/\(\sqrt{m^2}\) với \(m< 0\)

6/Tính \(x^2\),biết rằng:\(\sqrt{3x}=9\)?

7/Tính:\(\left(x-3\right)^2\) biết rằng:\(\sqrt{x-3}=2\)?

8/Tính:a/\(2\sqrt{a^2}\) với \(a\ge0\) b/\(\sqrt{3a^2}\) với a<0 c/\(5\sqrt{a^4}\) với a<0 d/\(\dfrac{1}{3}\sqrt{c^6}\)với c<0

9/So sánh:A=\(\dfrac{25}{49}\) ; B=\(\dfrac{\sqrt{5^2}+\sqrt{25^2}}{\sqrt{7^2}+\sqrt{49^2}}\) ; C=\(\sqrt{\dfrac{5^2}{7^2}}\) ; D=\(\dfrac{\sqrt{5^2}-\sqrt{25^2}}{\sqrt{7^2}-\sqrt{49^2}}\)

10/Cho P=\(-2019+2\sqrt{x}\) và Q=\(0,6-2\sqrt{x+3}\) a/Tìm GTNN của P? b/Tìm GTLN của Q?

11/Cho B=\(\dfrac{\sqrt{x+1}}{\sqrt{x-3}}\).Tìm số nguyên x để B có giá trị là một số nguyên?

12/a/Trong các giá trị của a là \(3,-4,0,10,-5\) giá trị thỏa mãn đẳng thức\(\sqrt{a^2}=a\)

b/Trong các giá trị của a là \(2,-6,0,1,-5\) giá trị thỏa mãn đẳng thức \(\sqrt{a^2}=|x|\)

Akai Haruma
31 tháng 7 2018 lúc 22:35

1) Theo định nghĩa về căn bậc 2 số học thì đáp án là \(\sqrt{5^2}; \sqrt{(-5)^2}\)

2) Tập $Q$ là tập những số thực biểu diễn được dưới dạng \(\frac{a}{b}\) (a,b tự nhiên, $b$ khác $0$), tập $I$ là tập những số thực không biểu diễn được dạng như trên.

\(0,15=\frac{3}{20}\in\mathbb{Q}\) , A sai.

$\sqrt{2}$ là một số vô tỉ (tính chất quen thuộc), B sai.

$C$ hiển nhiên đúng, theo định nghĩa.

Do đó áp án đúng là C.

Akai Haruma
31 tháng 7 2018 lúc 22:49

3)

a) \(-\sqrt{x}=(-7)^2=49\)

\(\Rightarrow \sqrt{x}=-49\) (vô lý, vì căn bậc 2 số học của một số là một số không âm , trong khi đó $-49$ âm)

Do đó pt vô nghiệm.

b) \(\sqrt{x+1}+2=0\Rightarrow \sqrt{x+1}=-2<0\)

Điều trên hoàn toàn vô lý do căn bậc 2 số học là một số không âm

Vậy pt vô nghiệm.

c) \(5\sqrt{x+1}+2=0\Rightarrow \sqrt{x+1}=\frac{-2}{5}<0\)

Điều trên hoàn toàn vô lý do căn bậc 2 số học là một số không âm

Vậy pt vô nghiệm.

d) \(\sqrt{2x-1}=29\Rightarrow 2x-1=29^2=841\Rightarrow x=\frac{841+1}{2}=421\)

e)\(x^2=0\Rightarrow x=\pm \sqrt{0}=0\)

g) \((x-1)^2=1\frac{9}{16}=\frac{25}{16}\)

\(\Rightarrow x-1=\pm \sqrt{\frac{25}{16}}=\pm \frac{5}{4}\)

\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} x=\frac{9}{4}\\ x=\frac{-1}{4}\end{matrix}\right.\)

h) \(\sqrt{3-2x}=1\Rightarrow 3-2x=1^2=1\Rightarrow x=\frac{3-1}{2}=1\)

f) \(\sqrt{x}-x=0\Rightarrow \sqrt{x}=x\Rightarrow x=x^2\)

\(\Rightarrow x(1-x)=0\Rightarrow \left[\begin{matrix} x=0\\ x=1\end{matrix}\right.\)

Akai Haruma
31 tháng 7 2018 lúc 22:52

4)

Với \(x=\frac{16}{9}=(\frac{4}{3})^2\Rightarrow \sqrt{x}=\frac{4}{3}\)

Do đó: \(\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}=\frac{\frac{4}{3}+1}{\frac{4}{3}-1}=7\in\mathbb{Z}\) (đpcm)

Với \(x=\frac{25}{9}=(\frac{5}{3})^2\Rightarrow \sqrt{x}=\frac{5}{3}\)

Do đó: \(\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}=\frac{\frac{5}{3}+1}{\frac{5}{3}-1}=4\in\mathbb{Z}\) (đpcm)

Akai Haruma
31 tháng 7 2018 lúc 23:11

5)

a) Theo định nghĩa căn bậc 2 số học:

Với $m\geq 0$: \(\sqrt{m^2}=|m|=m\)

Với $m< 0$ : \(\sqrt{m^2}=|m|=-m\)

6)

\(\sqrt{3x}=9\Rightarrow 3x=9^2=81\Rightarrow x=\frac{81}{3}=27\)

Do đó: \(x^2=27^2=729\)

7) \(\sqrt{x-3}=2\Rightarrow x-3=2^2=4\)

Do đó: \((x-3)^2=4^2=16\)

8)

\(a)2\sqrt{a^2}=2|a|=2a\) với $a\geq 0$

b) \(\sqrt{3a^2}=\sqrt{3}|a|=-\sqrt{3}a\) với $a< 0$

c) \(5\sqrt{a^4}=5|a^2|=5a^2\) do $a^2\geq 0$

d) \(\frac{1}{3}\sqrt{c^6}=\frac{1}{3}|c^3|=-\frac{1}{3}c^3\) với $c< 0$

Akai Haruma
31 tháng 7 2018 lúc 23:19

9)

\(A=\frac{25}{49}=\frac{75}{147}\)

\(B=\frac{\sqrt{5^2}+\sqrt{25^2}}{\sqrt{7^2}+\sqrt{49^2}}=\frac{5+25}{7+49}=\frac{15}{28}=\frac{75}{140}\)

\(C=\sqrt{\frac{5^2}{7^2}}=\frac{5}{7}=\frac{5.15}{7.15}=\frac{75}{105}\)

\(D=\frac{\sqrt{5^2}-\sqrt{25^2}}{\sqrt{7^2}-\sqrt{49^2}}=\frac{5-25}{7-49}=\frac{10}{21}=\frac{75}{157,5}\)

Do đó: \(C> B> A> D\)

10)

\(\sqrt{x}\geq 0, \forall x\geq 0\), do đó :

\(P=-2019+2\sqrt{x}\geq -2019+2.0=-2019\)

Vậy GTNN của $P$ là $-2019$ tại \(\sqrt{x}=0\) hay $x=0$

\(\sqrt{x+3}\geq 0, \forall x\geq -3\)\(\Rightarrow -2\sqrt{x+3}\leq 0\)

\(\Rightarrow Q=6-2\sqrt{x+3}\leq 6\)

Vậy GTLN của $Q$ là $6$ tại $x=-3$

Akai Haruma
31 tháng 7 2018 lúc 23:24

11)

\(B=\frac{\sqrt{x+1}}{\sqrt{x-3}}=\sqrt{\frac{x+1}{x-3}}\) (ĐK: \(x>3\) )

Để B nhận giá trị nguyên thì đầu tiên \(\frac{x+1}{x-3}\in\mathbb{Z}\)

\(\Rightarrow x+1\vdots x-3\)

\(\Rightarrow x-3+4\vdots x-3\)

\(\Rightarrow 4\vdots x-3\)

Vì $x-3>0$ nên \(x-3\in\left\{1;2;4\right\}\Rightarrow x\in\left\{4,5,7\right\}\)

Thử lại ta thấy không đáp án nào thỏa mãn.

Vậy không tồn tại số nguyên $x$ thỏa mãn.

12) a) \(\sqrt{a^2}=a\Leftrightarrow |a|=a\)

\(\Rightarrow a\geq 0\)

Do đó các giá trị $3,0,10$ thỏa mãn.

b) Vì \(|x|\) là một số không âm nên \(\sqrt{a^2}\) luôn tồn tại, $a$ nhận giá trị nào cũng được .


Các câu hỏi tương tự
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Sơn Dũng
Xem chi tiết
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết