Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya

Ngọc Linh

1.Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh đặc sắc trong câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa bằng việc đối chiếu với câu thơ sau :

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

( Nguyễn Trãi, Bài ca Côn Sơn )

Thảo Phương
6 tháng 11 2016 lúc 21:05

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

Bình luận (9)
Phạm Thị Thanh Trúc
22 tháng 11 2016 lúc 5:25

Có nhiều câu thơ miêu tả tiếng suối bằng biện pháp so sánh nhưng nhìn chung tất cả tiếng suối chưa cụ thể,chưa gần gũi ,sống động như câu thơ Bác .Trong thơ Bác, tiếng suối được so sánh như tiếng hát của con người vang vọng trong đêm trăng tĩnh lặng làm cho cảnh thiên nhiên trở nên gần gũi giống con người có sức sống trẻ trung

Chúc bn hok tốt !!!

Bình luận (1)
Mai Thị Kim Liên
22 tháng 11 2016 lúc 6:33

-Câu thơ của Bác Tiếng suối như tiếng hát: lấy con người làm trung tâm, so sánh độc đáo, ý thơ sống động và mang theo hơi ấm của con người.

-Câu thơ của Nguyễn Trãi Tiếng suối như tiếng đàn cầm: lấy sự vật làm trung tâm, không gần gũi và sống động như câu thơ của Bác.

Ngắn gọn, súc tích nha pạn!

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (1)
Đỗ Việt Trung
23 tháng 11 2016 lúc 19:44

Có những nhà thơ nhà văn cùng một thời đại, cùng một đề tài nhưng lại không có chi tiết hình ảnh nào giống nhau thế nhưng cũng có những người không cùng thời đại vậy mà lại có cùng một hình ảnh với cách ví von khác nhau. Không hiểu sao chỉ là một hình ảnh chi tiết mà họ lại có thể giống nhau về việc lựa chọn như thế. Sự trùng hợp trong việc lựa chọn hình ảnh muốn nhắc đến ở đây chính là tiếng suối trong côn sơn ca của Nguyễn Trãi và cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Hai con người hai bài thơ khác nhau nhưng lại chung một chi tiết tiếng suối.

Trước hết ta thấy được sự tương đồng giữa hai cách ví von của hai nhà thơ về tiếng suối. Sự trùng hợp là khi cả hai người cùng tìm đến tiếng suối trong hình ảnh của bài thơ của mình. Cả hai tiếng ví von tiếng suối giống như những khúc nhạc, bài ca. Chính những điểm tương đồng ấy đã làm nên những nét tương đồng trong hai bài thơ. Cả hai tiếng suối được nhắc đến và ví von thật hay và mang đầy những nét nghệ thuật.

Bình luận (0)
Phạm Hoàng Phương Linh
3 tháng 11 2017 lúc 14:11

mình cũng hỏi câu này mà làm sao mình biết được!!!Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya

Bình luận (0)
Vaihen Vũ Khí Tối Thượng
3 tháng 11 2017 lúc 20:32

Ngắn vậy

Bình luận (0)
Thang Phan
27 tháng 10 2018 lúc 19:56

Trong bài Côn sơn ca của Nguyễn Trải bí tiếng suối như tiếng đàn cầm nay HCM so sánh tiếng suối trong như tiếng hát đó là cách so sánh rất chân thật làm cho tiếng suối trở nên gần gũi với con người thêm phần sinh động trẻ trung

( theo mik nghĩ v nếu đúng thì chúc các bạn hc tốt nhé

Bình luận (0)
doan anh nguyen
7 tháng 11 2019 lúc 21:08

ê

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
hoang duc duong
Xem chi tiết
Cung Bọ Cạp
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Hoàng
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết