Chương I- Cơ học

LiLi Mary

1:Khi nóng lên thể tích, khối lượng riêng của các chất thay đổi như thế nào? Khối lượng có thay đổi không? Lấy ví dụ?

2: Em hãy mô tả cấu tạo và hoạt động của băng kép

3: Nêu cấu tạo của nhiệt kế và công dụng của các loại nhiệt kế thủy ngân, y tế và nhiệt kế rượu

4: a) Tại sao đường dây điện chùng xuống vào mùa hè

b) muốn mở nút chai dễ dàng Tại sao Cần hơ nóng cổ chai

5: lau khô hàng ngoài cốc thủy tinh rồi cho vào mấy cục nước đá, một lúc sau sờ vào lại thành ngoài Cổ cốc ta thấy ướt, giải thích tại sao?

6:Sương mù thường có vào mùa nóng hay mùa lạnh. Tại sao mặt trời mọc sương mù lại tan

7: Cho ví dụ về sự nóng chảy của chất rắn, ví dụ về sự đông đặc của chất lỏng, sự bay hơi ,ngưng tụ

Giúp mình với nhé, mình viết mỏi tay lắm đấy! 😣😣😣

Ái Nữ
10 tháng 4 2018 lúc 18:04

1/ Khi nóng lên thì:

- Thể tích các vật tăng

- Khối lượng riêng giảm

- Khối lượng không thay đổi

- VD: Khi đun nóng thì , thể tích nước tăng, khối lượng 1m3 nước giảm, khối lượng vẫn thế không đổi

2/

-Cấu tạo của băng kép : Băng kép là hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, ví dụ đồng và thép, được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh, tạo thành một băng kép.

-Ứng dụng của băng kép: Dùng làm rơ le tự động đóng ngắt mạch điện. Ví dụ như trong bàn là, nồi cơm điện, ....

-Hoạt động của băng kép (nguyên tắc hoạt động của băng kép): Dựa trên sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.

4/ - Dây điện chùng xuống vào mùa hè do, khi nóng thì dây điện giản ra thì nó sẽ chùng xuồng

5/ - Khi nước đá tan thì hơi lạnh sẽ bốc ra ngoài, nhiều hơi nhỏ đọng lại tạo thành nước bám ở cốc

6/ - Sương mù có vào mùa lạnh

-Vì mặt trời nóng, sưong mù thì lạnh khi gặp nóng sẽ tan vào không khí.

7/

-Sự nóng chảy: khi ta đúc đồng thì đồng nung nóng tới nhiệt độ cao sẽ thành thể lỏng -Sự đông đặc: ly nước sau khi bỏ vào tủ lạnh một thời gian lấy ra nước trong ly trở thành đá -Sự bay hơi: vào mùa hè, nước ở các ao, hồ cạn dần. -Sự ngưng tụ: hơi nước trong các đám mây được ngưng tụ và tạo thành mưa. -Sự sôi: phải đun sôi nước ở nhiệt độ 100 độ C để diệt vi khuẩn trong nước.
Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Thy
10 tháng 4 2018 lúc 18:06

1:Khi nóng lên thể tích, khối lượng riêng của các chất thay đổi như thế nào? Khối lượng có thay đổi không? Lấy ví dụ?

Khi nhiệt độ tăng :

- Thể tích tăng - Khối lượng riêng giảm - Khối lượng không thay đổi

2: Em hãy mô tả cấu tạo và hoạt động của băng kép

- Băng kép được cấu tạo từ hai hoặc nhiều chất khác nhau có độ giãn nở vì nhiệt rất khác nhau (thường là kim loại kết hợp với phi kim loại). Hai chất này được ghép sát với nhau. Khi có nhiệt độ tác động vào thì do độ dãn nở của các chất là khác nhau nên băng kép sẽ bị cong

- Băng kép thường được ứng dụng trong các thiết bị điều khiển tự động theo nhiệt độ

3: Nêu cấu tạo của nhiệt kế và công dụng của các loại nhiệt kế thủy ngân, y tế và nhiệt kế rượu

- Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ. Một nhiệt kế có hai thành phần quan trọng: phần cảm nhận nhiệt độ (thí dụ: bầu đựng thủy ngân hoặc rượu trong nhiệt kế) và phần biểu thị kết quả (thí dụ: thang chia vạch trên nhiệt kế). Các loại nhiệt kế trong công nghiệp thường dùng thiết bị điện tử để biểu thị kết quả như máy vi tính.

Nhiệt kế thủy ngân : Đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm

Nhiệt kế rượu : Đo nhiệt độ khí quyển Nhiệt kế y tế : Đo nhiệt độ cơ thể người

4: a) Tại sao đường dây điện chùng xuống vào mùa hè

Dây điện là loại chất rắn nên theo định lý:
Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
Mùa hè nhiệt độ tăng => dây diện dãn nỡ ra => dây điện bị chùng xuống
Mùa đông nhiệt độ giảm => dây điện co lại => thu lại chiều dài

b) muốn mở nút chai dễ dàng Tại sao Cần hơ nóng cổ chai

Khi nút gỗ của chai thủy tinh bị kẹt, người ta hơ nóng cổ chai để: cổ chai dãn nở vì nhiệt => cổ chai sẽ to ra => dễ dàng đậy nút vào chai. Ngoài ra, ta cũng còn cách khác, đó là làm cho nút chai lạnh đi => nhỏ lại => cũng sẽ dễ dàng đậy chai lại.

5: lau khô hàng ngoài cốc thủy tinh rồi cho vào mấy cục nước đá, một lúc sau sờ vào lại thành ngoài Cổ cốc ta thấy ướt, giải thích tại sao?

Vì trong khong khí có hơi nước .Khi bỏ đá vào không khí xung quanh thành ly sẽ ngưng tụ lại nên thành ly bị ướt

6:Sương mù thường có vào mùa nóng hay mùa lạnh. Tại sao mặt trời mọc sương mù lại tan

Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi mặt trời mọc thì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng nên sương mù tan.

7: Cho ví dụ về sự nóng chảy của chất rắn, ví dụ về sự đông đặc của chất lỏng, sự bay hơi ,ngưng tụ

Sự nóng chảy: que kem lạnh để ngoài trời 1 lúc sau tan chảy thành nước Sự đông đặc: ly nước sau khi bỏ vào tủ lạnh một thời gian lấy ra nước trong ly trở thành đá Sự bay hơi: vào mùa hè, nước ở các ao, hồ cạn dần. Sự ngưng tụ: hơi nước trong các đám mây được ngưng tụ và tạo thành mưa.
Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Anh Thư
10 tháng 4 2018 lúc 18:17

(bn nên xem CHTT trc khi đăng nha)

1.Khi nóng lên, thể tích các chất thay đổi

Khối lượng riêng các chất giảm

Khối lượng các chất không thay đổi

(VD bn lấy các hiện tượng để gt nha)

2.Băng kép gồm 2 thanh kim loại làm bằng 2 chất khác nhau (như đồng và thép) dính chặt nhau để ứng dụng việc tự đóng, ngắt mạch điện ở một vài thiết bị điện như bàn ủi, …

3.Cấu tạo nhiệt kế (CHTT)

Nhiệt kế thủy ngân: Dùng trong các phòng thí nghiệm

Nhiệt kế y tế: Dùng để đo nhiệt độ cơ thể người

Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển

4.a)Do vào mùa hè, dây điện nóng lên, nở ra, thể tích tăng nên dây dài hơn, khoảng cách giữa 2 cột trụ điện không dài như bình thường nên dây điện chùn xuống vào mùa hè

b)Khi hơ nóng cổ chai, phần xung quanh cổ chai nóng lên, nở ra, thể tích tăng, nút bị kẹt trong đó sẽ được lấy ra dễ dàng

(mấy câu cn lại t sẽ lm sau)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Minh Nguyệt
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
Xem chi tiết
lữ đồng thùy linh
Xem chi tiết
Lê Bảo Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
Lê Mun
Xem chi tiết
Nguyễn Loan
Xem chi tiết
Akari Karata
Xem chi tiết
Yêu TFBOYS
Xem chi tiết