Hướng dẫn soạn bài Nhân hóa

Sách Giáo Khoa

1.Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con  đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

(Phong Thu)

2. Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây:

Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.

3. Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau?Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?

- Cách 1:

Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.

(Vũ Duy Thông)

-Cách 2:

Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.

4. Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?

a/

Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

(Ca dao)

b/ Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh chàng Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

c/ Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

(Võ Quảng)

d/ Cả rừng xà u hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành những cục máu lớn.

(Nguyễn Trung Thành)

5. Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa.

 

 

Phan Thùy Linh
25 tháng 4 2017 lúc 9:08

1.Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

Các đối tượng được nhân hóa: - Tàu (tàu mẹ, tàu con), - Xe (xe anh, xe em).

Tác dụng: Việc nhân hóa đã giúp cho người đọc hình dung ra được một cách cụ thể, sống động cảnh lao động nhộn nhịp, vất vả trên bến cảng. Mọi vật được miêu tả như có tâm hồn, cuộc sống lao động bận rộn chẳng khác nào cuộc sống của con người.

2. Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây:

Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.

Đoạn văn trong bài tập 2 không sử dụng phép nhân hóa. Chúng ta có thế thấy sự diễn đạt khác nhau được tổng hợp qua bảng sau:

bài 1 bài 2
đông vui nhiều tàu xe
tàu mẹ tàu lớn
tàu con tàu bé
xe anh xe tôi
xe em xe nhỏ
tíu tít nhận hàng , chở hàng
bận rộn hđ liên tục

3. Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau?Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?

cách 1 cách 2
cô bé chổi rơm chổi rơm
xinh xắn nhất đẹp nhất
chiếc váy vàng óng tết bàng rơm nếp vàng
áo của cô tay chổi
cuốn từng vòng quanh người cuốn quanh thành cuộn

cách viết trong đoạn văn 1 có sử dụng thủ pháp nhân hóa. Việc sử dụng này góp phần tạo sự phù hợp với giọng văn của bài văn miêu tả. Đoạn văn 2 không sử dụng biện pháp này. Cho nên, nó chỉ phù hợp với giọng văn thuyết minh.
4. Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?

a) Kiểu nhân hóa: trò chuyện xưng hô với vật (núi) như đối với con người (núi ơi). Tác dụng: Coi vật như người bạn thân thích để bày tỏ tình cảm thẳm kín trong lòng.

b) Kiểu nhân hóa: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người đế chỉ hoạt động tính châ't của vật. Tác dụng: tạo ra sự sinh động của cuộc sống loài vật; giúp người đọc cảm thấy gần gũi và hình dung rõ ràng hơn.

c) Kiểu nhân hóa: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người đế chỉ hoạt động tính châ't của vật. Tác dụng: tạo ra sự sinh động của cuộc sống loài vật; giúp người đọc cảm thấy gần gũi và hình dung rõ ràng hơn.

d) Kiểu nhân hóa: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người đế chỉ hoạt động tính châ't của vật. Tác dụng: tạo ra sự sinh động của cuộc sống loài vật; giúp người đọc cảm thấy gần gũi và hình dung rõ ràng hơn.

5. Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa.

Kiến đã được lên trên khô rồi, kiến mới tìm cách báo thù lại. Hễ bao giờ thấy con cá nào vô phúc lạc lên bờ là kiến rủ nhau từng dây, từng lù đến mà cắn cá. Cá thấy vậy cũng giận lắm, cứ rình hề bao giờ nước tràn be bờ, trời làm lụt ngập, kiến ta xuống nước là cá lại bảo nhau dn kiến như xưa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ha Nguyen
Xem chi tiết
Kim
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bao Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Tuấn Khải
Xem chi tiết
Trần Hiền
Xem chi tiết
Từ Đào Cẩm Tiên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thuý Hường
Xem chi tiết
Xem chi tiết