Ôn tập học kỳ II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thành Trần Công

1)Hai học sinh A và B làm thí nghiệm:Học sinh A cho x(g) Fe vào dd HCl (dư);học sinh B cho x(g) Al vào dd HCl(dư).Biết Fe tác dụng vs dd HCl tạo ra muối sắt(II) clorua và các khí sinh ra được do ở đktc

a)Viết các pthh của các phản ứng xảy ra

b)Học sinh nào thu được khí hidro nhiều hơn?Giải thích vì sao?

2)Có 3 chất lỏng đựng trong 3 bình riêng biệt,ko có nhãn:Nước,dd axit sunfuric,dd kali hidroxit.Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng chất.

3)Cho 1 hỗn hợp kim loại gồm natri và kali,tác dụng hết vs nước.Sau phản ứng thu được 3,36 lít hidro(ĐKTC)

a)Viết các pthh của các phản ứng xảy ra

b)Tính khối lượng của hỗn hợp kim loại ban đầu,biết trong hỗn hợp khối lượng của kali là 3,9g

Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 5 2017 lúc 7:53

Câu 2: - Thử với một lượng nhỏ mỗi chất.

- Dùng quỳ tím cho lần lượt vào các lọ nhỏ với trích ra:

+ Nếu quỳ tím hóa xanh đó là dung dịch kali hiđroxit (KOH).

+ Nếu quỳ tím hóa đỏ đó là dung dịch axit sunduric (H2SO4)

+ Nếu quỳ tím không đổi màu ta nhận biết nước (H2O)

Câu 1:

a) Các PTHH: Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 (1)

2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 (2)

Theo đề bài, ta có: \(m_{Fe\left(1\right)}=m_{Al\left(2\right)}=x\left(g\right)\)

=> \(n_{Fe\left(1\right)}=\dfrac{x}{56}\left(mol\right)\\ n_{Al\left(2\right)}=\dfrac{x}{27}\left(mol\right)\)

=> \(n_{H_2\left(1\right)}=n_{Fe\left(1\right)}=\dfrac{x}{56}\left(mol\right)\\ n_{H_2\left(2\right)}=\dfrac{3n_{Al\left(2\right)}}{2}=\dfrac{3.\dfrac{x}{27}}{2}=\dfrac{x}{18}\left(mol\right)\)

Vì: \(\dfrac{x}{56}< \dfrac{x}{18}\\ =>n_{H_2\left(1\right)}< n_{H_2\left(2\right)}\)

Vậy: Cùng một khối lượng x(g) Fe và Al để điều chế khí H2 từ HCl, học sinh dùng Al thì điều chế được nhiều khí H2 hơn (vì số mol H2 trong phản ứng có Al lớn hơn).

Cheewin
8 tháng 5 2017 lúc 8:10

Câu 2: - Tách mỗi chất ra 1 lượng nhỏ:

* Dùng quỳ tím cho lần lượt vào lượng nhỏ vừa tách ra.

- Quỳ tím hóa đỏ : H2SO4

- Quỳ tím hóa xanh: KOH

- Quỳ tím không đổi màu: H2O

Vậy ta đã phân biệt được 3 chất:

Nguyễn Thị Kiều
8 tháng 5 2017 lúc 11:53

3)

Hỗn hợp : \(\left\{{}\begin{matrix}Na\\K\end{matrix}\right.\)

\(a)\)\(PTHH:\)

\(2Na+2H_2O--->2NaOH+H_2\)\(\left(1\right)\)

\(2K+2H_2O--->2KOH+H_2\)\(\left(2\right)\)

\(b)\)

\(n_{H_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)

Theo PTHH: \(n_{hôn-hơp}=2.n_{H_2}=0,3\left(mol\right)\)

Theo đề, trong hỗn hợp khối lượng của kali là 3,9g

\(n_K=\dfrac{3,9}{39}=0,1\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow n_{Na}=0,3-0,1=0,2\left(mol\right)\)

khối lượng của hỗn hợp kim loại ban đầu là:

\(m_{hôn-hơp}\left(bđ\right)=3,9+0,2.23=8,5\left(g\right)\)

Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 5 2017 lúc 8:12

Anh Hung nguyen câu 3 mình dùng xích ma tổng được không anh nhỉ? Em dùng hệ p.trình dc ko, hay là chỉ dc dùng p.trình.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Vy
Xem chi tiết
Hoàng Ân
Xem chi tiết
nguyen thu trang
Xem chi tiết
Jin
Xem chi tiết
Lý Nguyễn Nguyên Thảo
Xem chi tiết
Hoàng Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Thảo My
Xem chi tiết
nguyễn bảo anh
Xem chi tiết
TNT_Boss
Xem chi tiết