Ôn tập lịch sử lớp 8

Nguyễn Huỳnh Nhã Uyên

1.Cho biết các mốc thời gian sự kiện của cuộc Cách mạng Hà lan. 2. Nền công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ từ sau năm 1871 được xếp theo thứ tự nào? 3. đầu thế kỷ XIX máy móc được sử dụng nhiều trong ngành nào ở anh ? vì sao? 4. Vì sao tư sản Anh chú trọng đầu tư và thuộc địa ? 5. nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là gì ? 6. thực dân phương tây sử dụng chính sách cai trị thâm độc nhất ở Đông Nam Á là gì? 7. Vì sao Thái Lan không bị thực dân phương tây xâm lược? 8. Vì sao Cách mạng Tân Thời ở Trung Quốc là cuộc cách mạng không triệt để? 9. nguyên nhân cơ bản dẫn đến cách mạng Hà Lan bùng nổ là do đâu? 10. trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vấn đề cơ bản nhất là gì? 11. Các công ty độc quyền của Anh, Pháp, Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào? 12. cho đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX Tại sao Thái Lan vẫn giữ được độc lập? 13. Tại sao Cách mạng Tân Thời Trung Quốc lại thất bại? 14. cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chính sách đối ngoại của Nhật Bản là gì? 15. Vì sao Cách mạng tư sản pháp được coi là một cuộc đại cách mạng? 16. sau khi thành lập Công xã Paris đã đề ra những chính sách gì? chính sách đó phục vụ cho ai? 17. cuối thế kỷ 19 kinh tế Nhật Bản rất phát triển cho biết lý do? 18. Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất?

Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:28

2. Nền công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ từ sau năm 1871 được xếp theo thứ tự nào?

Mĩ, Đức, Anh, Pháp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:29

3. đầu thế kỷ XIX máy móc được sử dụng nhiều trong ngành nào ở anh ? vì sao?

Ở Anh, do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa và khách hàng tăng nhanh nên đến đầu thế kỉ XIX, máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:29

Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa, vì:

- Các nước thuộc địa là nơi cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lao động rẻ.

- Là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.

- Đầu tư vào các nước thuộc địa đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào chính quốc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:30

5. nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là gì ?

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

Bình luận (0)
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:31

6. thực dân phương tây sử dụng chính sách cai trị thâm độc nhất ở Đông Nam Á là gì?

- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.

Bình luận (0)
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:32

7.

Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:32

8.

Cách mạng Tân Hợi được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì:

- Chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.

- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

- Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:34

11.

Các công ty độc quyền của Đức ra đời trong điều kiện kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ.

⟹ Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

Bình luận (0)
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:35

Vì sao Thái Lan vẫn giữ được độc lập tương đối vào thế kỉ XIX?

Vì đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:36

13.

*Nguyên nhân thất bại của CM Tân Hợi:
- Lãnh đạo: tư sản dân tộc ở một nước thuộc địa nửa PK nên còn yếu kém, què quặt và non yếu, có mâu thuẫn với đế quốc nhưng lại lệ thuộc đế quốc về kinh tế và chính trị.
- Lanh đạo không có tinh thần cách mạng triệt để, đường lối cách mạng thiếu chính xác.
- Tổ chức của Đồng minh hội còn lỏng lẻo, tư tưởng không thống nhất chứa đựng nhiều quan điểm mơ hồ.
- Dễ dàng thỏa hiệp với phong kiến khi quàn chúng nhân dân đứng lên đấu tranh
- Bọn Đế quốc hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của quần chúng nên ép giai cấp tư sản phải thỏa hiệp.
- Không giải quyét triệt để vấn đề ruộng đất cho nhân dân, không thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến.
- Kẻ thù của cách mạng còn mạnh, tương quan lực lượng quá chênh lệch.
- Học thuyết của Tôn Trung Sơn lúc bấy giờ không còn là mới mẻ nữa nhất là sự ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga và học thuyết Mác đang là xu thế chủ đạo chi phối sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
- Nhân dân mất niềm tin vào chế độ phong kiến và những người lãnh đạo cách mạng ngay khi CM thành công và họ không chịu đưa CM tiến lên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:36

14. cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chính sách đối ngoại của Nhật Bản là gì?

Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung- Nhật (1894-1895) và chiến tranh đế quốc: chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905). Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh này đã đem đến cho Nhật Bản nhiều hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính, thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:37

Cách mạng tư sản Pháp được gọi là đại cách mạng vì nó đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản và dân chủ:
_Lật đổ chế độ phong kiến, thủ tiêu tàn dư phong kiến.
_Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
_Mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển
_Hình thành thị trường dân tộc thống nhất
_Do giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định.
_Củng cố nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
_Thức tỉnh lực lượng tri thức tiến bộ đấu tranh chóng chế độ chuyên chế, chế độ thực dân => có ý nghĩa quốc tế lớn lao.
=> Lê-nin gọi cách mạng tư sản Pháp là "Đại Cách Mạng"

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:37

Những chính sách của công xã Pa-ri phục vụ quyền lợi cho nhân dân.

Bình luận (0)
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:38

Kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh, vì:

- Do Nhật tiến hành hàng loạt những cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa...

- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ.

=> Biểu hiện: Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914), tỉ lê công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp đường sắt, tàu biển...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
22 tháng 10 2020 lúc 20:38

18.

Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất vì:

- Cách mạng Pháp đã xoá bỏ tình trạng cát cứ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất.

- Nó lật đổ chế độ phong kiến, người nông dân được giải phóng.

- Dưới thời chuyên chính Gia-cô-banh đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa Pháp phát triển nhanh chóng sau cách mạng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
My Nguyễn
Xem chi tiết
Hường Thu
Xem chi tiết
Teara Tran
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
Xem chi tiết
nguyễn ngọc thúy vi
Xem chi tiết
Lê Thúy Kiều
Xem chi tiết
Nguyễn Trần An Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết