Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thanh Tâmm

1. Viết 1 đoạn văn 10 câu kiểu diễn dịch làm rõ tâm trạng,cảm xúc của tác giả trong khổ thơ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác",trong đó có dùng phép thế và chỉ rõ

2. Viết đoạn văn quy nạp (12 - 15 câu) phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ "Sang thu" của tác giả Hữu Thỉnh. Trong đoạn văn sử dụng thành phần biệt lập bất kì và chỉ rõ

Thời Sênh
6 tháng 3 2019 lúc 14:54

Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ vãng nữa. Cũng chính vì lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất trời trên quên hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn máu chạy khắp cơ thể qua chính con tim này !



Thảo Phương
6 tháng 3 2019 lúc 13:40

1)Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác.Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

2)Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu” – linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ cuối bài.“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cỏi nước nhà.Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ vãng nữa. Cũng chính vì lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất trời trên quên hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn máu chạy khắp cơ thể qua chính con tim này !

Nguyen
6 tháng 3 2019 lúc 14:34

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Tình cảm của nhà thơ đến khổ thơ này tự nhiên không hề kìm giữ, làm nên phút giây “trào nước mắt” của nỗi xúc động bồi hồi. Tình cảm ấy không hề bi lụy mà thăng hoa thành khát vọng, thành lời tâm nguyện trước anh linh của Bác. Nỗi nhớ nhung biến thành ước muốn thật đẹp đẽ của đứa con miền Nam: muốn làm con chim hót, đoá hoa toả hương, muốn giữ lại những thời khắc lắng đọng và đẹp đẽ nhất của tâm hồn khi được gần bên Bác. Nói như một ý thơ Tố Hữu: “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” hay như câu thơ: “Ta bên Người, Người toả sáng trong ta/ Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”. Mượn những hình tượng tự nhiên để diễn tả lòng mình, Viễn Phương cũng nói hộ tấm lòng những đứa con của Bác: muốn lòng mình trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Hơn thế, tác giả còn muốn hoá thân “làm cây tre trung hiếu chốn này” - bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương của Bác. Đó cũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước vọng của Người.


Các câu hỏi tương tự
Phàm Trần
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
h.uyeefb
Xem chi tiết
Kiều
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
văn phạm
Xem chi tiết
Etermintrude💫
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
Vũ Thanh Thư
Xem chi tiết