1. trộn CuO với oxit lim loại M hoá trị II không đổi theo tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 được hỗn hợp A. Cho 4.8g hh A vào một ống sứ, nung nóng, rồi cho một dòng khí CO đi qua đến khi p/ứ hoàn toàn thu được hh rắn D tác dụng vừa đủ với 160ml dd HNO3 1.25M thu được V lít khí NO(đktc). Xác định kim loại M và tính V ( biết các p/ứ xảy ra hoàn toàn )
2. Cho 8.12g một oxit của kim loại M vào ống sứ tròn dài, nung nóng, rồi cho một dòng khí CO đi chậm qua ống để khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại, khí được tạo thành trong p/ứ đó đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư Ba(OH)2, thấy tạo thành 27.58g kết tủa trắng. cho toàn bộ lượng kim loại vừa thu được ở trên tác dụng hết với dd HCl thu được 2.352 lít khí H2 (đktc). xác định kim loại M và CT oxit của nó
3. hoà tan 1g oxit của kim loại R cần dùng 25ml dd hh gồm H2SO4 0.25M và HCl 1M. tìm CT oxit nói trên.
1.
CTTQ : MO
CuO +CO -to-> Cu +CO2 (1)
MO +CO -to-> M+ CO2 (2)
Gỉa sử nCuO=x(mol)
=> nMO=2x(mol)
=> 80x + 2x(MM+16)=4,8
hh rắn D gồm Cu và M
3Cu +8HNO3 --> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (3)
3M +8HNO3 --> 3M(NO3)2 +2NO +4H2O (4)
nHNO3=0,2(mol)
Xét 2 trường hợp :
* TH1 : M ko tác dụng vs HNO3
Theo (3) : nCu=3/8nHNO3=0,075(mol)
=>nM=0,15(mol)
=> 0,075.80+0,15.(MM+ 16)=4,8
=> vô lí
*TH2: M tác dụng vs HNO3
theo (3,4) : nhh 2 kim loại=3/8nHNO3=0,075(mol)
=> x+2x=0,075=>x=0,025(mol)=>nMO=0,05(mol)
=>0,025.80+0,05.(MM+16)=4,8
=>MM=40(g/mol)
=>M :Ca
theo 93,4) : nNO=1/4nHNO3=0,05(mol)
=>V=1,12(l)