1. trình bày nội dung quy luật phân li và phân li độc lập ? biến dị tổ hợp là gì? ý nghĩa của biến dị tổ hợp?
2. lai phân tích là gì? ýnghiax của phép lai phân tích?
3. trình bày diễn biến của NST trong nguyên phân , giảm phân?
4. trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người . Quan niệm cho rằng ngừoi mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
5. so sánh quá trình phát sinh giao tử đực với cái?
6. mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
7. ở đậu hà lan , thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so vs thân thấp
a. hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai sau đây : cây thân cao thuần chủng với cây thân thấp
b, cho cây đầu F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào?
8. một gen có tổng số Nucleotit là 3000 . Nucleotit loại A ít hơn loại G là 300
a. tính chiều dài của gen
b.tính sô nucleotit từng loại của gen?
1*Quy luật phân li:
+ Theo "bác" G.J. Mendel: Khi lai bố mẹ thuần chủng(P t/c) ,khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản sẽ cho con lai F2 có tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
+ Theo thuật ngữ hiện đại : mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen do sự phân li đồng đều của 1 cặp alen trong giảm phân, nên--> mỗi giao tử chỉ chứa 1 cặp alen.
*Quy luật phân li độc lập:
Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản ,di truyền độc lập với nhau thì---> xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình (KH) của F2 bằng tích xác suất các tính trạng hợp thành nó.
*Quy luật phân li:
+ Theo "bác" G.J. Mendel: Khi lai bố mẹ thuần chủng(P t/c) ,khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản sẽ cho con lai F2 có tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
+ Theo thuật ngữ hiện đại : mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen do sự phân li đồng đều của 1 cặp alen trong giảm phân, nên--> mỗi giao tử chỉ chứa 1 cặp alen.
*Quy luật phân li độc lập:
-Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản ,di truyền độc lập với nhau thì---> xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình (KH) của F2 bằng tích xác suất các tính trạng hợp thành nó.
-Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ (P) qua
quá trình sinh sản. - Sự phân li độc lập của các loại nhân tố di
truyền (cặp gen) trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp.
- Ý nghĩa:
+ Trong chọn giống: tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng giúp con người có những điều kiện để chọn và giữ lại những dạng phù hợp nhằm tạo ra giống mới có năng suất và phẩm chất tốt.
+ Trong tiến hóa: Tính đa dạng giúp mỗi loài có khả năng phân bố và thích nghi ở nhiều môi trường sống khác nhau làm tăng
khả năng đấu tranh sinh tồn của chúng.
2)
Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng, nhằm mục đích phân tích kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội đem lại.
-Ý nghĩa:
+ Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử. Vì cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho 1 loại giao tử nên tỉ lệ phân tính về kiểu hình ở thế hệ lai phản ánh tỉ lệ các loại giao tử của cơ thể có kiểu hình trội đem lai, tức là phản ánh cơ cấu di truyền của cơ thể này.
+ Xác định được tính trạng do một cặp gen alen quy định hay do nhiều cặp gen tương tác với nhau quy định.
3)* Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
- Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện.
- Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.
*
Giảm phân I:
Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo. Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào. Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
Kì đầu II: NST co xoắn. Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào. Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
4)
Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: Ở nam (giới dị giao tử): sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y. Ở nữ (giới đồng giao tử): chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.=> Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:
Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái. Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.=> Vậy sinh con trai hay con gái là do người bố.
=> Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái do người mẹ là hoàn toàn không đúng.
5) Giống nhau
+ Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần
+ Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử
- Khác nhau
+ Phát sinh giao tử đực: Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.
Phát sinh giao tử cái: Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn.
+ Phát sinh giao tử đực: Một tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùn.
Phát sinh giao tử cái:Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn
+ Phát sinh giao tử đực: Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng cá tinh trùng này đều có khả năng thụ tinh.
Phát sinh giao tử cái: Từ một noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng trong đó chỉ có trứng mới có khả năng thụ tinh.
6)
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN:
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A0.
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm sau:
+ Dựa vào tính chất bổ sung của hai mạch A liên kết với T, G liên kết với X, do đó khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại.
+ Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN: A = T, G = X=> A + G = T + X
7)gọi A là gen trội quy định thân cao.
a là gen lặn quy định thân thấp.
cây cao có kiểu gen là AA hoặc Aa
cây thấp có kiểu gen là aa
ta có 2 trường hợp
TH1.p: AA x aa
G: A a
F1:Aa(100% cao)
F1xF1: Aa x Aa
G: A,a A,a
F2:1AA:2Aa:1aa(3cao:1thấp)
TH2.p:Aa x aa
G: A,a a
F1: Aa,aa(50%cao : 50% thấp).
8)
a) - Số lượng nu mỗi loại của gen :
A=T=300 (nu)
G=X=(3000:2)-300=1200 (nu)
b) -Chiều dài của gen :
L=(3000:2).3,4=5100(Ao)