Ôn tập lịch sử lớp 7

Ngân Lê

1. Triều đại thời Lê Sơ thành lập trong hoàn cảnh nào? Thời gian? Vị vua đầu tiên? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và nhận xét.

2. Tình hình giáo dục, khoa cử và pháp luật nước ta thời Lê Sơ có gì khác với thời Lý-Trần? Thời kì phát triển thịnh trị nhất của triều đại Lê Sơ do vị vua nào trị vì?

3. Kể tên các danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thế kỉ XV?

4. Phong trào Tây Sơn do ai lãnh đạo? Hãy lập niên biểu những thắng lợi quan trọng của phong trào Tây Sơn từ 1771-1789.

5. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

6. Kể tên các anh hùng dân tộc từ thế kỉ X-XIX. Đánh giá công lao to lớn của vua Quang Trung đối với đất nước.

7. Chính sách kinh tế, đối ngoại thời nhà Nguyễn có những mặt tisch cực, hạn chế nào?

8. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?

9. Sơ lược diễn biến của vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.

Team lớp A
9 tháng 3 2020 lúc 18:44

Câu 1:

- Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm 1428 quân Minh bị đuổi ra khỏi bờ cõi nước ta, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại nước Đại Việt. Triều đại Lê Sơ được thành lập.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

Nhận xét

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương

◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

Câu 2:

* Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:

- Về giáo dục, thi cử:

+ Ở các đạo, phủ đều có trường công.

+ Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

- Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.

Luật pháp:

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phúc
9 tháng 3 2020 lúc 18:45

Câu 1.

*Hoàn cảnh thành lập

Nhà Hậu Lê được thành lập từ kết quả thắng lợi của Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi lãnh đạo.

Khi sang đánh nhà Hồ chiếm nước Đại Ngu (1406), nhà Minh đã nhân danh Phụ Trần diệt Hồ, nhưng sau đó lại đánh diệt nhà Hậu Trần (1413). Vào cuối cuộc chiến với Lê Lợi, khi bị quân Lam Sơn vây trong thành Đông Quan (Hà Nội), tướng nhà Minh là Vương Thông đề nghị lập lại con cháu họ Trần làm điều kiện giảng hòa. Lê Lợi đã tìm lập Trần Cảo lập làm vua trên danh nghĩa vào cuối năm 1426.

Năm 1427, quân Minh sau 2 trận thua quyết định ở Chi Lăng và Xương Giang phải rút về nước. Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà Minh xin được phong. Minh Tuyên Tông biết Lê Lợi không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương.

Ít lâu sau Trần Cảo chết. Lê Lợi tự mình lên ngôi, rồi sai sứ sang tâu nhà Minh rằng Trần Cảo bệnh mà chết ngày 10 tháng 1 năm 1428, do đó Lê Lợi có danh chính để làm vua Đại Việt. Minh Tuyên Tông thừa nhận Lê Lợi làm An Nam quốc vương.

Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, đó là ngày 15 tháng 3. Lê Lợi tự xưng làm Hoàng đế, sử gọi là Lê Thái Tổ. Ông đổi quốc hiệu từ Giao Chỉ tồn tại dưới thời nhà Minh trở thành Đại Việt. Ông đóng đô ở Đông Quan (Thăng Long), đổi kinh thành Thăng Long trở thành Đông Kinh, Tây Đô thành Tây Kinh, Tây Kinh về sau đều gọi là Lam Kinh

*Vị vua đầu tiên:Lê Thái Tổ (Lê Lợi)

*Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ:

2. Tình hình giáo dục, khoa cử và pháp luật nước ta thời Lê Sơ có gì khác với thời Lý-Trần? Thời kì phát triển thịnh trị nhất của triều đại Lê Sơ do vị vua nào trị vì?

1. Tình hình giáo dục và khoa cử

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

2. Tình hình luật pháp

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

3. Kể tên các danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thế kỉ XV?

1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)


- Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.

- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...

- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

- Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

- Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh..., tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).

3. Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)

- Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV.

- Đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.

- Ông là một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.

4. Lương Thế Vinh (1442 - ? )


- Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua và dân coi trọng.

- Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).

- Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".

4. Phong trào Tây Sơn do ai lãnh đạo? Hãy lập niên biểu những thắng lợi quan trọng của phong trào Tây Sơn từ 1771-1789.

* Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1771

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

Tháng 9-1773

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

Giữa năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 1-1785

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Tháng 6-1786

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Ngày 21-7-1786

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

Tháng 12-1788

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh.

5. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

9. Sơ lược diễn biến của vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.

Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 - 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
Tới Thanh Hoá, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.
Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố : "Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không ?"
Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo :
- Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.
- Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
- Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
- Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luv được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dầy đặc.
Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. "Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết..., thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại" (Hoàng Lê nhất thống chí).
Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đỏ đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
Nghe tin đại bại, Tôn Sr Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
Trưa mồng 5 Tết KỈ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng reo hò :
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh..

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Team lớp A
9 tháng 3 2020 lúc 18:45

Câu 3:

Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Ngô Sĩ Liên.

Câu 4:

- Phong trào Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

Ôn tập lịch sử lớp 7

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
9 tháng 3 2020 lúc 18:48

Câu 5:

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
9 tháng 3 2020 lúc 18:50

Câu 8:

Để thiết lập lại chế độ phong kiến tập quyền nhà Nguyễn đã:

- Xây dựng bộ máy quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tăng cường quyền lực trong tay vua, tiến hành cải cách hành chính chia đất nước là 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

- Ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

- Kinh tế: Ban hành nhiều chính sách phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định sản xuất.

- Củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng quân đội mạnh.

Câu 9:

Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12 - 1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
Tới Thanh Hoá, Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ra đến Tam Điệp, Quang Trung khen ngợi kế hoạch tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.
Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố : "Nay hãy ăn Tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng thế không ?"

Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm năm đạo :
- Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long.
- Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.
- Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.
- Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
Đêm 30 tết (âm lịch), quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luv được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dầy đặc.
Khi đến sát đồn giặc, Quang Trung truyền lệnh cho tượng binh và bộ binh đồng loạt xông tới. "Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết..., thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại" (Hoàng Lê nhất thống chí).
Khi đạo quân của Quang Trung đang đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đỏ đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nhân dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.
Nghe tin đại bại, Tôn Sr Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
Trưa mồng 5 Tết KỈ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn tiếng reo hò :
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
ngọc mai
Xem chi tiết
Koro-sensei
Xem chi tiết
Mạnh
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
lilyvuivui
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Thúy Nga
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết
Thảo Leo
Xem chi tiết