Bài 36. Tổng kết về cây có hoa

Lê Ngọc

1/ Quan sát H.36.2A, H.36.2B SGK, nhận xét về hình dạng của lá khi nằm ở các vị trí khác nhau: trên mặt nước và chìm trong nước. Giải thích tại sao?
2/ Vì sao cây mọc ở nơi đất khô hạn rễ phải ăn sâu hoặc lan rộng?
3/ Vì sao ở những nơi đó (trên đồi trống) lá cây thường có lông hoạc sáp phủ ngoài?

Trần Hà Quỳnh Như
11 tháng 2 2017 lúc 9:24

1.Lá nổi trên mặt nước(H.36.2A): hình dạng lá to đẻ nổi dễ dàng trên mặt nước và lấy được nhiều ánh sáng.

Lá chìm trong nước(H.36.2B): hình dạng lá nhỏ, dài vì thiếu ánh sáng, thiếu ôxi.

2. Theo như ta biết thì cây luôn cần chất dinh dưỡng và nước để sống ,quang hợp . Ở nơi khô hạn thiếu nước và chất dinh dưỡng nên rễ cây phải ăn sâu hoặc lan rộng vào lòng đất mới có thể hút nước và chất dinh dưỡng được.

3.Những nơi trên đồi trống(đồi trống thường là nơi bị xói mòn mạnh) lá cây thường có lông hoặc sáp phủ ngoài để ngăn sự thoát hơi nước.

Bình luận (2)
Bình Trần Thị
11 tháng 2 2017 lúc 10:43

1.

Lá nổi trên mặt nước(H.36.2A): hình dạng lá to đẻ nổi dễ dàng trên mặt nước và lấy được nhiều ánh sáng.

Lá chìm trong nước(H.36.2B): hình dạng lá nhỏ, dài vì thiếu ánh sáng, thiếu ôxi.

Hình 36.3A cây bèo tây có cuống lá ngắn, phình to, chứa khí giúp cây sống trôi nổi trên mặt nước.

Hình 36.3B cuống lá nhỏ, dài, chứa ít khí, lấy dược nhiều ánh sáng, vì vậy cây cao hơn thích nghi với môi trường cạn.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
11 tháng 2 2017 lúc 10:44

2.Bộ rễ của cây thường ăn sâu lan rộng số rễ con nhiều. Vì cây mọc cố định một chổ cho nên bộ rễ phát triển để hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Linh
5 tháng 2 2018 lúc 21:16

1.-Cây mọc ở nơi đất khô hạn rễ phải ăn sâu thì mới tìm được nguồn nước
-Cây mọc ở nơi đất khô hạn rễ phải lan rộng mới có thể hút được sương đêm
2.Trên đồi trống lá cây thường có lông hoặc sáp phủ ngoài có tác dụng giảm sự thoát hơi nước
3.-Cây mọc ở đồi trống thì thân thấp, phân nhiều cành ( đồi trống có đủ ánh sáng nên phân nhiều cành).
-Cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn ( trong rừng rậm ánh sáng thường khó lọt được xuống dưới thấp nên cây thường vươn cao để thu nhận được ánh sáng ở tầng trên)
4.-Bãi lầy (ngập nước, thiếu oxi): cây mắm, cây bần, cây bụt mọc, cây đước, …
->Rễ rất phát triển : có rễ chống để đứng vững, rễ thở lấy khí.
-Sa mạc(rất khô, nóng): cây xương rồng,các loại cỏ thấp, các cây bụi giai …
->Thân mọng nước, lá tiêu giảm, rễ rất dài và đâm sâu.
-VD:
+Cây đước có rễ chống giúp cây có thể đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển
+Các loại xương rồng mọng nước
+Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài
+Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Linh
5 tháng 2 2018 lúc 21:17

Xin lỗi nha mình viết sai đề rồi

ngaingungngaingungngaingungngaingung

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Hoàng
1 tháng 2 2019 lúc 15:56

- Lá bèo sống trên mặt nước: cuống phình to, bóp nhẹ thấy mềm, xốp => dễ nổi, thân xốp chứa nhiều O2

- Lá bèo sống trên cạn: cuống thon dài, cứng => phiến lá vươn cao để nhận nhiều ánh sáng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn văn a
Xem chi tiết
Meo Meo
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Ngọc Trác
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Linh
Xem chi tiết
Bùi Hoàng Nam
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Thiên Kim
Xem chi tiết
nguyenngocthuytram
Xem chi tiết
Thiên Bình Rung Động
Xem chi tiết
Trần Lê Quỳnh Yến
Xem chi tiết