Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Pika PIka

1. Qua bài thơ " Đi đường " em rút ra được bài học quý báu gì cho bản thân?(viết thành đoạn văn)(có thêm tư tưởng của bác hồ và tự rèn luyện bản thân nữa nha)

2. Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ."

và:

"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia."

Mik đag cần gấp, bạn nào trả lời giùm mik cám ơn nhiều nhiều

Linh Phương
3 tháng 4 2017 lúc 22:04

(b) câu 2:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia".

Bản dịch thơ đã làm mất đi hai kiểu đối nhau. Lối tiểu đối trong cùng tâu chuyển: "nhân" và "minh nguyệt" (người - trăng). Lối tiều

đối trong cùng câu hợp: "nguyệt" và "thi gia" (trăng - nhà thơ). Và lối đối giữa cầu chuyển và câu hợp: "nhản" và "nguyệt" (người - trăng)-, "minh nguyệt" và "thi gia" (trăng-nhà thơ). Cùng với phé,p; nhân hóa ở câu hợp, trăng và người trở thành hai tầm hồn đồng điệu: người - trăng; trăng- người. Đúng là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Ngày xưa, Đọ Phủ lúc ở ngoại thành Thành Đô cất nhà bên bờ suối Cán Khê, tuổi cao, sức yếu, bỗng có khách đến chơi mà nhà không có thứ gì để chiêu đãi.

(a):

Gợi ý:

+) Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù......==> Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này. Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”......

+) một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống ; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. Ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên.......

Thảo Phương
4 tháng 4 2017 lúc 16:17

2a)Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này. Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu : một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống ; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. Ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.

2b)Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.


Các câu hỏi tương tự
Diệp Băng
Xem chi tiết
Đinh Hồng Nhung
Xem chi tiết
Trần Quốc Tuấn hi
Xem chi tiết
Ngok Lee
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Diệp Băng
Xem chi tiết
Diệp Băng
Xem chi tiết
Thành Văn Dương
Xem chi tiết
Thành Văn Dương
Xem chi tiết