Ôn tập lịch sử lớp 7

Hoàng Sơn Tùng

1. Những thành tựu , kĩ thuật nước ta thế kỉ 18- nửa đầu thế kỉ 19.

2. Nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn , phong trào Tây Sơn.

3. Chính sách văn hóa của Quang Trung

4. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.

5. Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống quân xâm lược( tên, thời gian ) chống quân nào( từ đầu kì 2)

6.Kể tên tác giả và các bộ sử kí lớn của Việt nam.

7. So sánh luật pháp thời Lê Sơ và Lý Trần.

le tran nhat linh
3 tháng 5 2017 lúc 20:38

Câu 1:

Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau hai năm sống ở Hà Lan. Thợ thủ công của nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu chạy bằng máy hơi nước.
Trên cơ sở nghiên cứu tàu thuỷ của phương Tây, năm 1839 các thợ thủ công đã đóng xong một chiếc tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước. Khi cho tàu chạy thử trên sông Hương, "máy chuyển động linh hoạt, đi lại nhanh chóng" (Đại Nam thực lục).
Những thành tựu kĩ thuật nói trên chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ. Tiếc rằng những thành tựu như vậy chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào ứng dụng hiệu quả hơn.
Câu 2:

* Nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nguyên nhân thắng lợi:

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ý nghĩa lịch sử :

Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
Câu 3:

Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,
Câu 4:

- Tích cực:

Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
- Hạn chế:

Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

Bình luận (0)
le tran nhat linh
3 tháng 5 2017 lúc 20:48

Câu 5:

Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Chống xâm lược Người chỉ huy Chiến thắng lớn
Triều Tiền Lê 981 Tống Lê Hoàn

Trên sông Bạch Đằng, Chi Lăng

Triều Lý 1075-1077 Tống Lý Thường Kiệt Phòng tuyến Như Nguyệt
Triểu Trần

1258, 1285, 1287- 1288

Mông- Nguyên Các vua Trần và Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo... Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng
Triều Hồ 1407 Minh Hồ Quý Ly Thất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn 1418- 1427 Minh Lê Lợi, Nguyễn Trãi Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang

Chúc bn học tốtok

Bình luận (0)
le tran nhat linh
3 tháng 5 2017 lúc 20:50

Câu 7:

Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Hà
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Pimul Sakiko
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết