Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

Phạm Kiều Anh

1. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925? Tác dụng của những hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam ntn?

2. Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng CSVN?

3. Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào c/m 1930-1931? Tại sao nói Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào c/m 1930-1931?

4. Kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào đòi tự do dân chủ 1936-1939? Nêu ý nghĩa của phong trào?

5. Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận Việt minh và quá trình chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám-1945?

6.Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào? Khái quát những nét chính về diễn biến của c/m Tháng Tám 1945? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của c/m tháng Tám 1945?

7.Vì sao nói sau c/m tháng Tám, tình hình nước ta như “Ngàn cân treo sợi tóc”? Cách giải quyết của Đảng?

8. Hoàn cảnh kí kết, nội dung và ý nghĩa hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước Việt- Pháp 14-9-1946?

9. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp xâm lược diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung của đường lối k/c chống Pháp?

10.Kết quả, ý nghĩa của Chiến dịch Việt bắc 1947,Chiến dịch Biên giới 1950?

11. Nêu nội dung chính của kế hoạch Na-va và quá trình phá sản của nó?Ý nghĩa của Chiến dịch Điện Biên Phủ?

12. Nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ 1954?

13. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc k/c chống Pháp( 1945 - 1954)?

14. Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (1959-1960)

15.Từ 1954 đến 1973, quân dân MN đã đánh bại những chiến lược quân sự nào của đế quốc Mĩ? Nêu những thắng lợi quan trong trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước của ND ta?

16. Hiệp định Pa- ri được kí kết trong hoàn cảnh nào? Nội dung và ý nghĩa của nó?

17. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước?

18.Vì sao Đảng ta đề ra đường lối đổi mới? Nội dung và thành tựu nổi bật trong 15 năm thực hiện đổi mới của đất nước ?

Thảo Phương
30 tháng 1 2019 lúc 13:23

Câu 17:

1. Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.

- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

2. Ý nghĩa lịch sử:

*Đối với Việt Nam:

- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

*Đối với thế giới:

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

- Là một sự kiện có “tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Câu 12:

1. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

2. Ý nghĩa:

- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

- Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

- Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.



Bình luận (0)
nguyen thi vang
30 tháng 1 2019 lúc 15:33

Câu 2:Hỏi đáp Lịch sử

Bình luận (0)
Kiều Diễm
21 tháng 3 2020 lúc 2:05

Câu 6

Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

Câu 8

Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phúc
21 tháng 3 2020 lúc 8:17

2. Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng CSVN?

*Hoàn cảnh lịch sử:

- Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, ý thức giai cấp và chính trị rõ rệt

- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (ra đời năm 1929) hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

⟹ Trong tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đã trở về Hương Cảng, Quảng Châu, Trung Quốc để triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản.

*Nội dung hội nghị:

- Từ 6/1/1930 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản diễn ra ở Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Tham dự Hội nghị gồm: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng), Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu (đại biểu của An Nam Cộng sản đảng).

- Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (Cương lĩnh chính trị dầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam).

- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu.

- Ngày 24/02/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

*Ý nghĩa:

- Đánh dấu sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.

- Dựa trên những quyết định của Hội nghị chứng tỏ Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.

- Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lan Ngọc Ninh Dương
Xem chi tiết
Quang Nguyễn
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Hải
Xem chi tiết
Tùng Vy Phạm Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương Duyên
Xem chi tiết
Xem chi tiết
phạm phương thảo
Xem chi tiết
Đỗ Thành Đạt
Xem chi tiết