Hướng dẫn soạn bài Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nam Truong Van

[1] Nhận xét về cuộc sống và tình cảnh của các nhân vật trong chuyện CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG của O HEN-RI qua đoạn tóm tắt phần đầu truyện dưới đây :

Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ- men cũng là một họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bốn chục năm nay cứ mơ ước về một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được; cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Lúc ấy là vào mùa đông. Giôn- xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, cho khi nào chiếc lá cuối cùng gừng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời......

[2]vì sao các nhân vật trong truyện sợ sệt, lo lắng khi nhìn cây thường xuân?

[3] Thủ hình dung và mô tả tâm trạng của Giôn-xi, của xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo manh lên. nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?

[4] tìm và phân tích những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi. Hãy lí giải vì sao nhà vẫn bỏ qua không kể sự việc của cụ đã về chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. Vì sao có thể nói chiếc lá cu về là một kiệt tác?

[5] Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được Hen-ri được cụ Bơ- men cho biết ý định về một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống . nếu Xiu được biết thì truyện có còn hấp dẫn không? vì sao?

[6] chứng minh truyện chiếc lá cuối cùng của Hen-ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. nêu tác dụng của cách kết thúc đó .

[7] viết đoạn văn thể hiện cảm xúc , suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong truyện chiếc lá cuối cùng.

[8][a] tim tu ngu chi nguoi co quan he ruot thit, than thich duoc dung o dia phuong em co nghia tuong duong voi cac tu ngu toan dan [co the co truong hop trung nhau]

STT ​từ ngữ toàn dân từ ngữ được dùng ở địa phương em
1 cha
2 mẹ
3 ông nội
4 ​ bà nội
5 ​ông ngoại
6 ba ngoai
7 bác{anh trai của cha}
8 bác {vợ anh trai của cha}
9 chú {em trai của cha}
10 thím {vợ em trai của cha }
11 bác {chị gái của cha}
12 bác {chồng chị gái của cha}
13 cô {em gái của cha}
14 chú {chồng em gái của cha}
15 bác {anh trai của mẹ}
16 bác [vợ anh trai của mẹ}
17 cậu {em trai của mẹ]
18 mơ {vợ em trai của mẹ}
19 bác {chị gái của mẹ }
20 bác {chồng chị gái của mẹ }
21 di {em gái của mẹ }
22 chú {chồng em gái của mẹ }
23 anh trai
24 chị dâu {vợ của anh trai }
25 em trai
26 em dâu {vợ của em trai}
27 chị gái
28 anh rể { chồng của chị gái}
29 em gái
30 em rể [chồng của em gái}
31 con
32 con dâu {vợ của con trai}
33 con rể { chồng của con gái}
34 cháu { con của con}

[b] tim một số từ ngữ chỉ có người quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác .

MONG CAC BAN GIUP MINH.khocroi

Syquang Nguyen
5 tháng 10 2017 lúc 21:18

(4) Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi: - Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. - Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió. Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết chính là yếu tố gây bất ngờ, xúc động cho người đọc. Có thể em chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu con người của cụ, và bức tranh (chiếc lá) đã đem lại sự sống cho Giôn-xi.
Syquang Nguyen
5 tháng 10 2017 lúc 21:19
(5) Những chi tiết khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá để thay cho chiếc lá cuối cùng: - Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm người mẫu cho Xiu vẽ. - Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản. - Chính Xiu cũng ngạc cùng với Giôn-xi khi thấy: "Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng... vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”. - Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm. Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn vì chẳng còn yếu tố bất ngờ.
Syquang Nguyen
5 tháng 10 2017 lúc 21:21
(6) Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng có hai lần đảo ngược tình huống gây bất ngờ: - Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại. - Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi. Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc.
Nguyễn Thị Hồng Nhung
5 tháng 10 2017 lúc 21:37

Câu 1:

Ba nhân vật đều à những người khao khát nghệ thuật và họ đều rất nghèo.Giôn-xi mang trong mình căn bệnh

Nguyễn Thị Hồng Nhung
5 tháng 10 2017 lúc 21:40

Câu 2:

Vì nếu cây thường xuân rụng hết lá thì Giôn-xi sẽ chết Câu 3: - Việc Giôn-xi ra lệnh cho Xiu kéo màn lên là chi tiết rất quan trọng. Giôn-xi chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời. - Vì Giôn-xi bị viêm phổi nặng. Cả Xiu và Bơ-men đều hết lòng vì cô họa sĩ trẻ. Hai nhân vật này bổ sung cho nhau là nổi bật tình cảm cao đẹp đó. Xiu phải làm việc không tiếc sức mình để có tiền mua thuốc cho bạn, mời bác sĩ, chăm sóc bạn từng li từng tí (từ việc nấu cháo, nấp xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được). Xiu đúng là một người bạn chung thủy, gian nan hoạn nạn không bao giờ bỏ rơi bạn. Nhưng chỉ như vậy cũng không thể cứu bạn được. Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng phải bó tay, sự tận tụy của bạn bè cũng đầu hàng. - Nhà văn không để cho Giôn-xi phản ứng gì. Như vậy làm cho câu chuyện có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán.
Nguyễn Thị Hồng Nhung
5 tháng 10 2017 lúc 21:41

Câu 4:

Chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi: "Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ,nhìn cây thường xuân.Rồi họ nhìn nhau một lát,chẳng nói năng gì"
\RightarrowLo lắng cho bệnh tình của Giôn-xi
-Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết vì: dụng ý của tác giả muốn tạo bất ngờ,gây hứng thú cho người đọc
-Có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì :
+Sống động như thật, đánh lừa các cặp mắt nhà nghề của các cô hoạ sỹ.
+Có tác dụng nhiệm màu, cứu sống Giôn-xi, trả lại niềm tin và ước mơ sáng tạo trong cô.
+Được vẽ bằng tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của cụ
Bơ-men
+Cụ hoàn toàn không nghĩ mình đang làm một kiệt tác cho cả một đời

=>Chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, là tác phẩm nghệ thuật bất tử.
Cụ Bơ- men xứng đáng là người nghệ sĩ chân chính, sáng tạo nghệ thuật vì cuộc đời, vì cuộc sống của con người. Thật đáng trân trọng và cảm phục !
Nguyễn Thị Hồng Nhung
5 tháng 10 2017 lúc 21:42

Câu 5:

*Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống :
-Cô chán nản,lo lắng khi buộc lòng phải kéo tấm mành lên lần 1
-Cô thức trắng đêm,khuôn mặt hốc hác,lo lắng,sợ sệt chiếc lá cuối cùng sẽ rụng xuống.
-Cô ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùnh vẫn chưa rụng xuống khi kéo mành lần 2
*Nếu Xiu biết được thì truyện sẽ kém đi phần hấp dẫn.Vì Xiu sẽ không bất ngờ và ta sẽ không thấy được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn

Nguyễn Thị Hồng Nhung
5 tháng 10 2017 lúc 21:43

Câu 6:

Cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống đã bất chấp tuổi già và gió rét để vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời. Còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại. Chính kết thúc bất ngờ này đã gây hứng thú cho người đọc.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
5 tháng 10 2017 lúc 21:44

Câu 7:

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính

Nguyễn Thị Hồng Nhung
5 tháng 10 2017 lúc 21:45

Câu 8:

1:cha – bố, cha, ba

2: Mẹ - mẹ, má

3: ông nội – ông nội

4: Bà nội – bà nội

5: ông ngoại – ông ngoại, ông vãi

6: Bà ngoại – bà ngoại, bà vãi

7: bác (anh trai cha): bác trai

8: bác (vợ anh trai của cha): bác gái

9: Chú (em trai của cha): chú

10. Thím (vợ của chú): thím

11. bác (chị gái của cha): bác

12. bác (chồng chị gái của cha): bác

13. cô (em gái của cha): cô

14. chú (chồng em gái của cha): chú

15. bác (anh trai của mẹ): bác

16. bác (vợ anh trai của mẹ): bác

17. cậu (em trai của mẹ): cậu

18. mợ (vợ em trai của mẹ): mợ

19. bác (chị gái của mẹ): bác

20. Bác (chồng chị gái của mẹ): bác

21. dì (em gái của mẹ): dì

22. chú (chồng em gái của mẹ): chú

23. anh trai: anh trai

24: chị dâu: chị dâu

25.em trai : em trai

26. em dâu (vợ của em trai): em dâu

27. chị gái: chị gái

28. anh rể (chồng của chị gái): anh rể

29. em gái: em gái

30. em rể: em rể

31. con : con

32. con dâu (vợ con trai): con dâu

33. con rể (chồng của con gái): con rể

34. cháu (con của con): cháu, em.

thu nguyen
7 tháng 10 2017 lúc 22:13

4.

Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi :

Khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc cua Giôn-xi (đếm những chiếc lá trên cây thường xuân chờ khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô ấy cũng buông xuôi lìa đời), cụ Bơ-men đã “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ, nhạo báng của mình đối với những truyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy”. Cụ đã cùng Xiu lên thăm Giôn-xi. “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì” Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường thay thế cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Vẽ xong chiếc lá đó cụ bị sưng phổi, hai ngày sau thì chết.

==> Đó là một hành động cao đẹp, cứu vớt một tâm hồn trẻ đang tuyệt vọng và tin vào số mệnh tự nhiên. Cụ Bơ-men, cụ đã lặng lẽ hi sinh sự sống của mình để cứu Giôn-xi.
Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiêc lá trên tường:

Để tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, gây hứng thú cho người đọc. Đồng thời khiến tác giả cảm thấy xúc động về đức hi sinh thầm lặng của cụ đã khích lệ Giôn-xi hướng về sự sống ở phía trước. “Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác vì: Đó không chỉ là một bức tranh nghệ thuật của người nghệ sĩ tài ba. Mà đó còn là bức tranh được vẽ bởi tấm lòng yêu thương con người. Tác phẩm đó được tạo ra bằng sự hi sinh mạng sống của cụ để cứu lấy một tâm hồn đang tuyệt vọng. Tác phẩm đã tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc đời
Nguyễn Ngọc Bích Phương
25 tháng 10 2017 lúc 20:15
Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi: – Cụ Bơ-men và Xiu “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. – Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió. Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết chính là yếu tố gây bất ngờ, xúc động cho người đọc. Có thể em chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó không chỉ rất sinh động, khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật; mà còn được vẽ bằng cả tình thương yêu con người của cụ, và bức tranh (chiếc lá) đã đem lại sự sống cho Giôn-xi.
Mộc Lung Hoa
16 tháng 10 2017 lúc 19:28

(3)

Nguyên nhân khiến tâm trạng của Giôn-xi hồi sinh là sự hiện diện của chiếc lá. Cô đã tin rằng chiếc lá mỏng manh kia vẫn chống chọi được trước bão tố, dũng cảm kiên cường bám lấy cuống lá trong mưa giông. Điều đó đã hâm nóng trái tim yếu đuối giá lạnh của cô, niềm ham sống mãnh liệt từ chiếc lá đã truyền sang Giôn-xi
Mộc Lung Hoa
16 tháng 10 2017 lúc 19:29

(4)

Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi :

Khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc cua Giôn-xi (đếm những chiếc lá trên cây thường xuân chờ khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô ấy cũng buông xuôi lìa đời), cụ Bơ-men đã “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ, nhạo báng của mình đối với những truyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy”. Cụ đã cùng Xiu lên thăm Giôn-xi. “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì” Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường thay thế cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Vẽ xong chiếc lá đó cụ bị sưng phổi, hai ngày sau thì chết.

==> Đó là một hành động cao đẹp, cứu vớt một tâm hồn trẻ đang tuyệt vọng và tin vào số mệnh tự nhiên. Cụ Bơ-men, cụ đã lặng lẽ hi sinh sự sống của mình để cứu Giôn-xi.
Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiêc lá trên tường:

Để tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, gây hứng thú cho người đọc. Đồng thời khiến tác giả cảm thấy xúc động về đức hi sinh thầm lặng của cụ đã khích lệ Giôn-xi hướng về sự sống ở phía trước. “Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác vì: Đó không chỉ là một bức tranh nghệ thuật của người nghệ sĩ tài ba. Mà đó còn là bức tranh được vẽ bởi tấm lòng yêu thương con người. Tác phẩm đó được tạo ra bằng sự hi sinh mạng sống của cụ để cứu lấy một tâm hồn đang tuyệt vọng. Tác phẩm đã tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc đời
Mộc Lung Hoa
16 tháng 10 2017 lúc 20:07

(5)

Xiu cũng là một họa sĩ, chị em kết nghĩa với Giôn-xi. Xiu một con người giàu lòng thương yêu, cô đã chăm sóc Giôn-xi rất chân thành, chu đáo từ việc mời bác sĩ đến chăm sóc để bồi dưỡng sức lực-và động viên tinh thần cho Giôn-xi. Xiu không hề được biết cụ Bơ-men có ý định vẽ chiếc lá, điều đó dược thể hiện qua chi tiết sau:

Xiu và cụ Bơ-men họ cùng sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn cây thường xuân. Rõ ràng Xiu đang vô cùng lo lắng vì sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng Giôn-xi sẽ kiệt sức và ra đi. Khi Giôn-xi bảo cô kéo mành lên, cô đã “làm theo một cách chán nản”. Sau đó, cỏ cúi xuống người bệnh nói những lời não nuột : “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây ?”. Chính Xiu cũng ngạc nhiên cùng với Giôn-xi khi chiếc lá cuối cùng dai dẳng bám trên cành như thế sau “trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng”. Chi khi bác sĩ nói, Xiu mới biết cụ Bơ-men bị ốm.

Như vậy, Xiu không hề biết gì về kiệt tác mà cụ Bơ-Men đã vẽ, có lẽ đến khi cái chết xảy ra với cụ, Xiu mới dự đoán được sự việc xảy ra. Sự bất ngờ của Xiu cũng làm tăng sự hấp dẫn của câu chuyện. Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ bớt sức hấp dẫn của nó bởi vì nó sẽ làm mất đi sự bất ngờ của câu chuyện.

Đạt Trần
19 tháng 10 2017 lúc 18:15

Dài quá

Nguyễn Ngọc Bích Phương
25 tháng 10 2017 lúc 20:15
* Những chi tiết khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá để thay cho chiếc lá cuối cùng: – Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm người mẫu cho Xiu vẽ. – Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản. – Chính Xiu cũng ngạc cùng với Giôn-xi khi thấy: “Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng… vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”. – Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm. Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ không còn hấp dẫn vì chẳng còn yếu tố bất ngờ.
Lê Kiều Linh
22 tháng 7 2018 lúc 9:07
STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em
1 cha cha ,bá, bố,tía
2 mẹ mẹ, ma
3 ông nội ông nội
4 bà nội bà nội
5 ông ngoại ông ngoại
6 bà ngoại bà ngoại
7 bác{ anh trai của cha } bác
8 bác { vợ anh trai của cha } bác
9 chú { em trai của cha } chú
10 thím { vợ em trai của cha } thím
11 bác {chị gái của cha} bác
12 bác{ chồng chị gái của cha} bác
13 cô {em gái của cha}
14 chú {chồng em gái của cha} chú
15 bác {anh trai của mẹ} bác
16 bác {vợ anh trai của mẹ} bác
17 cậu {em trai của mẹ} cậu
18 mơ {vợ em trai của mẹ}
19 bác{ chị gái của mẹ} bác
20 bác{ chồng chị gái của mẹ} bác
21 dì {em gái của mẹ }
22 chú {chồng em gái của mẹ} chú
23 anh trai anh trai
24 chị dâu{ vợ của anh trai} chị dâu
25 chị gái chị
26 anh rể {chồng của chị gái} anh
27 em gái em
28 em rể {chồng của em gái} em rể
29 con con
30 con dâu{ vợ của con trai} con dâu
31 con rể con rể
32 cháu cháu
33 em trai em
34 em dâu em

nguyễn giang
9 tháng 10 2018 lúc 17:04

C1, 3 nhân vật đều là những người khao khát nghệ thuật nhưng giôn-xi lại bị 1 căn bệnh

nguyễn giang
9 tháng 10 2018 lúc 17:07

C2, VÌ NẾU CÂY THƯỜNG XUÂN RỤNG HẾT LÀ THÌ GÔN-XI SẼ CHẾT

nguyễn giang
9 tháng 10 2018 lúc 17:07

câu 3
*Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống :
-Cô chán nản,lo lắng khi buộc lòng phải kéo tấm mành lên lần 1
-Cô thức trắng đêm,khuôn mặt hốc hác,lo lắng,sợ sệt chiếc lá cuối cùng sẽ rụng xuống.
-Cô ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùnh vẫn chưa rụng xuống khi kéo mành lần 2
*Nếu Xiu biết được thì truyện sẽ kém đi phần hấp dẫn.Vì Xiu sẽ không bất ngờ và ta sẽ không thấy được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn

nguyễn giang
9 tháng 10 2018 lúc 17:09

câu 4
-Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết vì: dụng ý của tác giả muốn tạo bất ngờ,gây hứng thú cho người đọc
-Có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì :
+Sống động như thật, đánh lừa các cặp mắt nhà nghề của các cô hoạ sỹ.
+Có tác dụng nhiệm màu, cứu sống Giôn-xi, trả lại niềm tin và ước mơ sáng tạo trong cô.
+Được vẽ bằng tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của cụ
Bơ-men
+Cụ hoàn toàn không nghĩ mình đang làm một kiệt tác cho cả một đời

Chiếc lá cuối cùng ấy chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, là tác phẩm nghệ thuật bất tử.
Cụ Bơ- men xứng đáng là người nghệ sĩ chân chính, sáng tạo nghệ thuật vì cuộc đời, vì cuộc sống của con người. Thật đáng trân trọng và cảm phục !


Các câu hỏi tương tự
Tran Ha An
Xem chi tiết
nguyen thi nhu quynh
Xem chi tiết
cherimi
Xem chi tiết
Phàn Tử Hắc
Xem chi tiết
anhdung do
Xem chi tiết
LuÂn HC
Xem chi tiết
anhkiet dao
Xem chi tiết
Đoàn Ngọc Ly
Xem chi tiết
nguyễn văn Tài Anh
Xem chi tiết