Ôn tập lịch sử lớp 7

Hân Nguyễn

1. Nhận xét chính sách quốc phòng, ngoại giao

2. Tại sao văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển ?

3. Lập niên biểu 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên(1257-1288)

4." Khoan thử sức dân để làm kế sâu rễ bên gốc là thượng sách giữ nước" Giải thích

5. Rút ra bài học kinh nghiệm qua 3 lần kháng chiến chống quân Mông nguyên

Nguyễn Huyền Trâm
1 tháng 1 2020 lúc 22:08

2. Tại sao văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển

=> - Văn hoá, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển là do những chính sách quan tâm đúng đắn cùng với các biện pháp cụ thể của nhà nước.

- Nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định có điều kiện phát triển khoa học, giáo dục trong cả nước.

- Các tác phẩm văn học ra đời trong điều kiện các cuộc kháng chiến của nhân dân diễn ra và giành thắng lợi vang dội, vì vậy trong mỗi tác phẩm đều mang đậm lòng tự hào, tự cường dân tộc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
1 tháng 1 2020 lúc 22:25

3.

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ:

Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Giặc theo đi đường sông Thao và tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ). Sau đó, tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. Trước thế giặc mạnh Vua Trần rút lui khỏi thành Thăng Long , rút về Thiên Trường (Hà Nam) và thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống” Giặc vào kinh thành không một bóng người, không có lương thực. Chúng điên cuồng phá hoại kinh thành. Do quân ta chống trả quyết liệt và thiếu lương thực, chưa đầy 1 tháng địch rơi vào tình thế khó khăn, lực lượng bị tiêu hao dần Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, Hà Nội). Ngày 29/1/1258, quân Mông cổ bị đánh tan, phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 1 kết thúc thắng lợi. Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên lần 2:

Diễn biến:

Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta Sau một vài trận đánh địch tại biên giới, quân ta đã tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng, rút về Thiên Trường (Hà Nam) để thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. Cùng thời điểm đó, Toa Đô dẫn quân từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa; quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại buộc phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ quân địch đang suy yếu, nhà Trần tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long.

Kết quả của lần 2 kháng chiến chống quân Mông Nguyên: 50 vạn quân giặc bị giết chết, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui ống đồng về nước.


Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3:

Diễn biến:

Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp Cánh quân thứ 2 là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng Thoát Hoan Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.

Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 3: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

Chiến thắng Bạch Đằng: Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ

Kết quả: Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước -> Quân Nguyên thất bại thảm hại, đập tan mộng xâm lược Đại Việt, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huyền Trâm
1 tháng 1 2020 lúc 22:07

1. Nhận xét chính sách quốc phòng, ngoại giao

=> Quân xâm lược nhà Thanh đã bị đánh tan, nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc vẫn còn bị đe doạ. Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột Lê Chiêu Thống) lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung. Phía nam, sau thất bại ở Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Đinh.
Quang Trung tiếp tục thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính. Quân đội gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh. Chiến thuyền có nhiều loại, loại lớn có thể chở được voi chiến (hoặc 500 - 600 lính) và hàng chục đại bác.
Về ngoại giao, chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Vua nhà Thanh phải công nhận Quang Trung là "quốc vương", nghĩa là vua của một nước độc lập.
Ở phía nam, Nguyễn Anh đang tìm cách đánh ra Quy Nhơn. Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Tiếc thay, kếhoạch đang tiến hành khẩn trương thì ngày 16 - 9 - 1792, Quang Trung đột ngột từ trần. Công chúa Lê Ngọc Hân đã ghi lại sự nghiệp của Quang Trung :
Mà naỵ áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình.
Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi vua, nhưng không đủ năng lực và uy túi điều hành công việc quốc gia. Nội bộ triều đình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huyền Trâm
1 tháng 1 2020 lúc 22:10

4." Khoan thử sức dân để làm kế sâu rễ bên gốc là thượng sách giữ nước" Giải thích

=> ''Khoan thử sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy'' là lời Trần Hưng Đạo dặn dò vua Trần Anh Tông trước khi qua đời

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Hằng
2 tháng 1 2020 lúc 14:33

Câu 1.

Về chính sách ngoại giao:

- Nhà Trần có 1 chính sách ngoại giao phù hợp:

+ Thần phục bên ngoài với phương Bắc.

+ Có quan hệ tốt đẹp với các nước xung quanh: Cham-pa, Ai Lao.

- Nhà Trần kiên quyết trong ngoại giao:

+ Thần phục bên ngoài, nhưng cứng rắn trước các đòi hỏi của phương Bắc.

+ Kiên quyết dẹp trừ nạn quấy rối tại biên cương đối với Cham-pa.

Về quốc phòng

- Luôn luôn phòng bị:

+ Chuẩn bị quân đội đầy đủ, cảnh giác.

+ Duy trì lực lượng vững mạnh.

+ Sẵn sàng tấn công các lực lượng quấy rối biên cương đất nước.

+ Chính sách thích hợp: ngụ binh ư nông.

Câu 4. Khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc là

- Nghĩa bóng: giảm tải sức dân, không làm dân chúng nặng nhọc, từ đó tạo thành kế rễ cây có sâu thì gốc cây mới bền.

- Nghĩa bóng:

+ Có chính sách phù hợp để thúc đẩy dân chúng làm ăn, phát triển, dân giàu nước mạnh.

+ Một triều đại không nên bóc lột dân chúng, đối xử tàn bạo với dân chúng.

Từ đó:

+ Dân giàu thì nước mạnh, được lòng dân chúng, dân chúng ủng hộ, thì quốc gia có tiềm lực vững mạnh, triều đại mới lâu bền, đất nước bền vững.

Câu 5. Bài học kinh nghiệm qua 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông

Thứ nhất, kiên quyết bảo vệ nền độc lập Tổ quốc, không nhượng bộ với kẻ thù.

Thứ hai, đoàn kết toàn dân, cả nước đồng lòng đánh giặc.

Thứ ba, có vị tướng tài lãnh đạo.

Thứ tư, quân đội được chuẩn bị đầy đủ, tinh thần chiến đấu dũng cảm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
cao chè vằng miền trung
6 tháng 1 2020 lúc 0:17

4." Khoan thư sức dân để làm kế sâu rể bền gốc, đó là tượng sách giữ nước" Trần Quốc Tuấn muốn nói rằng:
Giải thích : Phải xây dựng được khối đoàn kết toàn dân cả trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước phải quan tâm đến dân và dựa vào dân
~ Không lấy trên mạng a:> Cô mình giảng thế đấy<3

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
tiến đạt lê
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyên Quỳnh Như
Xem chi tiết
thanhtuyen nguyen
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Hà
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Hà Giang
Xem chi tiết
Bùi Quang
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Black Angel
Xem chi tiết