Hướng dẫn soạn bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Nguyễn Thị Bình Yên

1/ Nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của 3 VB Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.

2/ Trong 3 VB Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc e thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?

nguyen minh ngoc
10 tháng 8 2018 lúc 9:40

Những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm "Trong lòng mẹ", "Tức nước vỡ bờ" "Lão Hạc".
*Giống nhau:
- Phương thức biểu đạt: đều là tự sự, được sáng tác thời 1930- 1945.
- Đề tài: đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã
hội đương thời (đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những
con người bị bần cùng hoá).
- Nội dung tư tưởng : đều chứa chan tinh thần nhân đạo,
yêu thương trân trọng những phẩm chất đẹp đẽ của con người, tố cáo những gì tàn ác xấu xa.
- Nghệ thuật: đều có lối viết chân thực, gần với đời sống.
*Khác nhau:
Trong lòng mẹ:
-nội dung chủ yếu:nỗi đau của chú bé hồng mồ côi và tình thương yêu mẹ của chú bé.
đặc điểm nghệ thuật: văn hồi kí chân thực, trữ tình thiết tha.
Tức nước vỡ bờ:
-nội dung chủ yếu: phê phán chế độ tàn ác, bất nhân, và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
-đặc điểm nghệ thuật: khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động.
Lão Hạc:
-nội dung chủ yếu: số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
-đặc điểm nghệ thuật: nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực, vừa đậm chất triết lí và trữ tình.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
10 tháng 8 2018 lúc 9:41

a) giống nhau:
- đều là văn bản tự sự ( có xen lẫn trữ tình), là các truyện kí thể hiện đại sáng tác vào thời kì 1930-1945.
- đề tài là những con ng và cuộc sống đương thời, đi sâu miêu tả nỗi đau của con ng vs số phận nghèo khổ cùng cực
- các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo, nêu cao tinh thần nhân đạo.
- tố cáo tội ác xấu xa của giai cấp thống trị đương thời.
- sự giống nhau còn ở cách thể hiện chân thực, sinh động, đó là đặc điểm chung của dòng văn xuôi hiện thực trước CMT8
b) Khác nhau:
- ở mỗi văn bản đề có cái riêng. Cùng là nỗi đau của con ng nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương tiện, một khía cạnh cụ thể.
+ Có ng vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy
+ Có ng vì quá nghèo khổ phải đứng lên phán kháng lại, có ng lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương
- Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
10 tháng 8 2018 lúc 9:43

2/

Trong lòng mẹ
Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất acr những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình-tình mẫu tử thiêng liêng...

Tức nước vỡ bờ:
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

Lão Hạc:
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Thuy Trang
8 tháng 11 2019 lúc 19:51

a) giống nhau:
- đều là văn bản tự sự ( có xen lẫn trữ tình), là các truyện kí thể hiện đại sáng tác vào thời kì 1930-1945.
- đề tài là những con ng và cuộc sống đương thời, đi sâu miêu tả nỗi đau của con ng vs số phận nghèo khổ cùng cực
- các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo, nêu cao tinh thần nhân đạo.
- tố cáo tội ác xấu xa của giai cấp thống trị đương thời.
- sự giống nhau còn ở cách thể hiện chân thực, sinh động, đó là đặc điểm chung của dòng văn xuôi hiện thực trước CMT8
b) Khác nhau:
- ở mỗi văn bản đề có cái riêng. Cùng là nỗi đau của con ng nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương tiện, một khía cạnh cụ thể.
+ Có ng vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy
+ Có ng vì quá nghèo khổ phải đứng lên phán kháng lại, có ng lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương
- Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

:)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trịnh Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Lương Hoàng Thùy
Xem chi tiết
TRÚC MAI 8A5
Xem chi tiết
Le thu hiền
Xem chi tiết
Nguyễn
Xem chi tiết
Quách Thành Thống
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết
Mạc Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Phúc THCS Văn...
Xem chi tiết