(1) Khi nào thì: \(\widehat{xOy}+\widehat{yOz}=\widehat{xOz}?\)
(2) Thế nào là: Hai góc bù nhau? Hai góc phụ nhau?
(3) Thế nào là: Hai góc kề phụ? Hai góc kề nhau? Hai góc kề bù?
(4) Tia phân giác của một góc là gì?
(5) Đường tròn là gì? Hình tròn là gì?
(6) Thế nào là: Cung? Dây cung? Đường kính của đường tròn?
(7) Muốn so sánh độ đai hai đoạn thẳng bằng compa ta làm như thế nào?
(8) Để đo(tìm số đo) một góc ta làm thế nào?
(9) Người ta so sánh hai góc bằng cách gì?
(10) Thế nào là: Góc bẹt? Góc vuông? Góc nhọn? Góc tù?
(11) Thế nào là: Tia nằm giữa hai tia? Điểm nằm trong góc?
(12) Thế nào là nửa mặt phẳng?
(13)Thế nào là góc?
(14) Thước đo góc có cấu tạo như thế nào?
Câu 1: Khi nào thì \(\widehat{xOy}+\widehat{yOz}=\widehat{xOz}\)
- Khi ta có tia \(Oy\) nằm giữa 2 tia \(Ox\) và \(Oz\) thì \(\widehat{xOy}+\widehat{yOz}=\widehat{xOz}\).
Câu 2: Thế nào là: Hai góc bù nhau? Hai góc phụ nhau?
- Hai góc bù nhau là hai góc có số đo là \(180^o\).
- Hai góc phụ nhau là hai góc có số đo là \(90^o\).
Câu 3: Thế nào là: Hai góc kề phụ? Hai góc kề nhau? Hai góc kề bù?
- Hai góc kề phụ là hai góc vừa kề nhau, vừa phụ nhau.
- Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nữa mặt phẳng đối nhau bờ chứa cạnh chung.
- Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau. Hai góc kề bù có tổng số đo bằng \(180^o\).
Câu 4: Tia phân giác của một góc là gì?
- Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
Câu 5: Đường tròn là gì? Hình tròn là gì?
- Đường tròn (hoặc vòng tròn) là quỹ tích của tất cả những điểm trên một mặt phẳng, cách đều một điểm cho trước bằng một khoảng cách cho trước.
- Hình tròn là một vùng trên mặt phẳng nằm "bên trong" đường tròn.
1. Khi nào thì: \(\widehat{xOy}+\widehat{yOz}=\widehat{xOz}\)?
Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox va Oz thì:
\(\widehat{xOy}+\widehat{yOz}=\widehat{xOz}\)
Ngược lại, nếu \(\widehat{xOy}+\widehat{yOz}=\widehat{xOz}\) thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz
2. Thế nào là: Hai góc bù nhau? Hai góc phụ nhau?
\(-\) Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o
\(-\) Hai góc phụ nhau là hai góc có tông số đo bằng 90o 3. Thế nào là: Hai góc kề phụ? Hai góc kề nhau? Hai góc kề bù? \(-\) Hai góc kề phụ là hai góc vừa kề nhau vừa phụ nhau. Hai góc kề phụ có tổng số đo bằng 90o . \(-\) Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nữa mặt phẳng đối nhau bờ chứa cạnh chung. \(-\) Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau. Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180o.4. Tia phân giác của một góc là gì?
\(-\) Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. 5. Đường tròn là gì? Hình tròn là gì?\(-\) Đường tròn (hoặc vòng tròn) là quỹ tích của tất cả những điểm trên một mặt phẳng, cách đều một điểm cho trước bằng một khoảng cách cho trước. Điểm cho trước gọi là tâm của đường tròn, còn khoảng cho trước gọi là bán kính của đường tròn. Một đường tròn đồng dạng với mọi đường tròn khác.
\(-\) Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên và bên trong đường tròn.
6. Thế nào là: Cung? Dây cung? Đường kính của đường tròn?
\(-\) Cung tròn là một phần của đường tròn hay là một phần của chu vi của hình tròn.
\(-\) Dây cung của một đường tròn là một đoạn thẳng mà cả hai đầu mút của nó đều nằm trên đường tròn.
\(-\) Đường kính của một đường tròn là khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm bất kỳ trên đường tròn đó. Đường kính là trường hợp đặc biệt của dây cung đi qua tâm đường tròn. Độ dài của đường kính của một đường tròn bằng 2 lần bán kính của đường tròn đó.
7. Muốn so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng compa ta làm như thế nào?
\(-\) Dùng compa với độ mở sao cho hai mũi nhọn compa trùng với hai đầu của đoạn thẳng thứ nhất. Với cùng độ mở đó ta có thể so sánh với độ dài đoạn thẳng thứ hai.
Câu 6: Thế nào là: Cung? Dây cung? Đường kính của đường tròn?
- Cung là đoạn đóng của một đường congkhả vi trong một đa tạp.
- Dây cung của một đường tròn là một đoạn thẳng mà cả hai đầu mút của nó đều nằm trên đường tròn.
- Đường kính của một đường tròn là khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm bất kỳ trên đường tròn đó. Đường kính là trường hợp đặc biệt của dây cung đi qua tâm đường tròn. Đường kính của một hình cầu là đường kính của vòng tròn lớn của hình cầu đó.
8. Để đo(tìm số đo) một góc ta làm thế nào?
\(-\) Ta dùng thước đo góc đo số đo góc đó.
9. Người ta so sánh hai góc bằng cách gì?
\(-\) Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh các số đo của chúng
10. Thế nào là: Góc bẹt? Góc vuông? Góc nhọn? Góc tù?
\(-\) Góc bẹt là góc bằng hai góc vuông (có số đo 180o)
\(-\) Góc vuông là góc có số đo 90o
\(-\) Góc nhọn là góc bé hơn góc vuông (< 90o)
\(-\) Góc tù là góc lớn hơn góc vuông (> 90o)
11. Thế nào là: Tia nằm giữa hai tia? Điểm nằm trong góc?
\(-\) Điều kiện tồn tại tia nằm giữa hai tia là tồn tại 1 đường thẳng đi qua 1 trong 3 tia, chia mặt phẳng làm 2 phần. Hai tia còn lại cùng phía với nhau (cùng thuộc nửa mặt phẳng chia bởi đường thẳng đó).
\(-\) Điểm nằm trong góc: VD: Nếu tia OA nằm giữa Ox và Oz thì điểm A nằm trong góc xOz.
12. Thế nào là nửa mặt phẳng?
Hình gồm đường thẳng a và một phần của mặt phẳng bị chia cắt bởi a được gọi là nửa mặt phẳng bờ a.
13. Thế nào là góc?
Góc nằm giữa hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm.
14. Thước đo góc có cấu tạo như thế nào?
\(-\) Thước đo góc:
+ Là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau được ghi từ 0 đến 180.
+ Các số từ 0 đến 180 được ghi theo hai vòng ngược chiều nhau để thuận tiện cho việc đo
+ Tâm của nửa hình tròn là tâm của thước. Đơn vị đo tóc là độ (o) đơn vị nhỏ hơn là phút (') và giây (")
(1) Khi có tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz thì xOy + yOz = xOz.
(2) + Hai góc bù nhau là 2 góc có tổng số đo là 180\(^o\)
+ Hai góc phụ nhau là 2 góc có tổng số đo là 90\(^o\)
(3) + Hai góc kề nhau là 2 góc có một cạnh chung và 2 cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung.
+ Hai góc kề bù là hai góc vừa bù nhau, vừa kề nhau.
(4) Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
(5) + Đường tròn là hình gồm các điểm cách tâm một khoàn bằng bán kính.
+ Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm trong đường tròn đó.
(6) + Hai điểm A, B chia đường tròn thành 2 phần, mỗi phần là một cung.
+ Dây cung là đoạn thẳng nối 2 mút của cung.
+ Đường kính là dây đi qua tâm.
(10) + Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau.
+ Góc vuông là góc có số đo bằng 90\(^o\)
+ Góc nhọn là góc nhỏ hơn góc vuông.
+ Góc tù là góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt.