Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

Đặng Thị Thùy Trang

1) hãy viết 4 PTHH khi cho axit tác dụng vs muối tạo thành kết tủa, viết 5 PTHH khi cho axit tác dụng vs muối mà có chất khí, viết 2 PTHH khi cho axit tác dụng vs muối sinh ra vừa có kết tủa vừa có chất khí.

2) hòa tan 1 kim loại R chưa rõ hóa trị vào dung dịch H2SO4 dư thu được 4,48 H2(đktc) đem cô cạn dung dịch thu được 22,8(g) muối khan. xác định kim loại đem dùng.

3) khử hoàn toàn 2,4(g) hỗn hợp CuO, FexOy có số mol như nhau bằng khí H2 dư thu được 1,76(g) kim loại. hòa tan hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448 cm3 H2(đktc). xác định công thức của oxit sắt.

4) nung hỗn hợp Fe2O3, MgO có khối lượng 2,22(g) trong khí CO dư đến khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn còn lại 1,98(g). để hòa tan hoàn toàn lượng chất rắn này ta phải dùng 100ml HCl 1M. tính phần trăm các oxit trong hỗn hợp ban đầu.

Tài Nguyễn
1 tháng 7 2017 lúc 19:46

3)\(n_{H_2}\)=4,48:22,4=0,2(mol)

=>\(m_{H_2}\)=0,2.2=0,4(mol)

Gọi n là hóa trị của R

Ta có PTHH:

2R+nH2SO4->R2(SO4)n+nH2

........................2R+96n......2n..........(g)

.........................22,8..........0,4..........(g)

Theo PTHH:0,4(2R+96n)=2n.22,8

=>0,8R+38,4n=45,6n=>0,8R=7,2n

=>R=9n

Vì R là hóa trị của R nên n\(\in\){1;2;3}

Biện luận:

n 1 2 3
R 9 18 27

=>n=3;R=27(Al) là phù hợp

Vậy R là Al

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Định
1 tháng 7 2017 lúc 20:33

3) \(CuO+H_2\rightarrow Cu+H_2O\left(1\right)\)

\(Fe_xO_y+yH_2\rightarrow xFe+yH_2O\left(2\right)\)

Cu không phản ứng với HCl

\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\left(3\right)\)

\(n_{H_2}=\dfrac{\dfrac{448}{1000}}{22,4}=0,02\left(mol\right)\)

Theo(3):\(n_{Fe}=n_{H_2}=0,02\left(mol\right)\)

\(m_{Fe}=0,02.56=1,12\left(g\right)\)

\(m_{Cu}=1,76-1,12=0,64\left(g\right)\)

\(n_{Cu}=\dfrac{0,64}{64}=0,01\left(mol\right)\)

\(n_{CuO}=n_{Cu}=0,01\left(mol\right)\)

\(m_{CuO}=0,01.80=0,8\left(g\right)\)

\(m_{Fe_xO_y}=2,4-0,8=1,6\left(g\right)\)

Theo (2):\(n_{Fe_xO_y}=\dfrac{0,02}{x}\)

Theo đề bài:\(n_{Fe_xO_y}=\dfrac{1,6}{56x+16y}\)

\(\Rightarrow\)\(\dfrac{1,6}{56x+16y}=\dfrac{0,02}{x}\)

\(\Leftrightarrow1,6x=1,12x+0,32y\)

\(\Leftrightarrow0,48x=0,32y\)

\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{x}{y}=\dfrac{0,32}{0,48}=\dfrac{2}{3}\Rightarrow x=2;y=3\)

CT của oxit: Fe2O3

Bình luận (0)
thuongnguyen
2 tháng 7 2017 lúc 8:54

Bài 4 :

Vì CO không khử được MgO nên chất rắn còn lại là MgO

=> mMgO = 1,98 (g)

Ta có PTHH :

Fe2O3 + 3CO-t0\(\rightarrow\) 2Fe + 3CO2

Thành phần % các oxit trong hỗn hợp là : \(\left\{{}\begin{matrix}\%mMgO=\dfrac{1,98.100}{2,22}\approx89,2\%\\\%mFe2O3=100\%-89,2\%=10,8\%\end{matrix}\right.\)

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Đặng Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Phạm Tiến Thanh
Xem chi tiết
Dương Thành
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
GÀ MỜ
Xem chi tiết
Đào Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Tùng Vũ
Xem chi tiết
ngoc bao
Xem chi tiết
Nhi Vũ
Xem chi tiết