Học kì 1

Kuroba Kaito

1. Hãy giải thích các câu tục ngữ sau:

a) "Thương người như thể thương thân "

b) ''Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"

2. - Em hãy cho biết tác hại của việc chặt phá rừng, phá hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường mà con người phải gánh chịu?

- Em đã có những việc làm nào để bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên ở trường, ở lớp, và địa phương nơi em cư trú?

Help me please ~~ Gần thi òi ~~

Thanks for your help~~ ( Tick cho nek ~~)

Vũ Minh Tuấn
6 tháng 12 2019 lúc 21:12

Tham khảo:

1.

a)

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.

Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

b)

Trên bước đường đời có lắm chông gai, cạm bẫy chứ không phải bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta dễ nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc , nhất là những việc khó khăn, chắc chắn ta sẽ thất bại. Nhằm khuyên ta phải rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm để đương đầu với những khó khăn gian khổ, ông cha ta dạy:

“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”

Ta hiểu lời khuyên trên như thế nào cho đúng?

Qua câu tục ngữ trước mắt ta hiện lên là những đợt sóng to giữa một dòng sông rộng lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ, đơn đọc đang chơi vơi. Quả nhiên trước sóng cả này, ai không lo sợ,không e ngại cho số phận con thuyền, cho những người trên con thuyền ấy. Thườngthì những làn sóng to này là nguyên nhân gây chìm ghe, chết choc. Nhưng con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt qua được sóng cả này. Nếu người chèo thuyền vừa vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh vượt qua con sóng cả thì ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Trước những con sóng to như nuốt chửng và phá nát tan tất cả, con người trở nên bé nhỏ. Thế nhưng con người thông minh, bình tĩnh, gan dạ, biết luồn lách theo lượn sóng thì rồi sẽ vượt qua. Chẳng hạn, trong môn thể thao trượt nước.

Trong câu tục ngữ này, hình ảnh sóng cả gợi ra những việc khó khăn, lớn lao. Đứng trước những trở ngại này, ta đừng vội nản lòng, đừng vội ngã chí, đừng vội “ ngã tay chèo”. Cần vững lòng,quyết tam, ta sẽ vượt qua,đi đến thắng lợi. Như bài học vượt khó, kiên trì nhẫn nại trước mọi gian khổ được Bác Hồ dạy cho thanh niên:

“không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân ta cũng gặp nhiều khó khăn, gian khổ tưởng chừng không vượt qua khỏi, có những lúc trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, phải chiến đấu chống giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm. Nếu không nhờ ý chí quyết tâm, nhờ nghị lực phấn đấu, nhờ “vững tay chèo” thì đau có được thắng lợi và đất nước độc lập, thống nhất như ngày hôm nay.

Đây là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp cháu con sau này. Lời dạy trên là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta, là phương châm nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để sau này vào đời bình tĩnh, sáng suốt khi gặp sóng cả thì sẽ không ngã tay chèo.

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Trà My
7 tháng 12 2019 lúc 14:14

1. Hãy giải thích các câu tục ngữ :

a) "Thương người như thể thương thân "

Ý nghĩa : Khuyên chúng ta phải biết yêu thương,giúp đỡ lẫn nhau như yêu thương chính b

ản thân mình vậy.Từ đó xã hội sẽ hình thành nên tình đoàn kết, thân ái giữa mọi người.

b) ''Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"

Nghĩa đen : Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo có nghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà thấy e ngại, vội buông chèo phó mặc tất cả.

Nghĩa bóng : Câu tục ngữ làm kim chỉ nam trong cuộc sống, ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Khi đã làm việc gì dù khó khăn cũng phải cố gắng đến cùng, không được bỏ cuộc. Những sóng gió cuộc đời, những thất bại mà ta gặp phải sẽ là bài học giúp chúng ta rèn luyện, trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm hơn. Một lần vấp ngã là một lần chúng ta học cách đứng lên. Mỗi chúng ta cần phải rèn cho mình tính kiên trì nhẫn lại, không nản lòng khi vấp ngã, " thất bại là mẹ thành công" thế nên chắc chắn những điều chúng ta ao ước sẽ đạt được bằng chính sự nỗ lực bản thân mình

2.

a) Những tác hại của việc chặt phá rừng, phá hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường mà con người phải gánh chịu:

Nạn chặt phá rừng bừa bãi không chỉ xảy ra ở Việt am mà trên toàn thế giới. Diện tích rừng xanh ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đói là những hậu quả nghiêm trọng:

+thiếu nước

+biến đổi khí hậu, khí hậu thất thường

+hạn hán,lũ lụt, sạt lở đất,lũ quét, nước biển dâng cao

+ô nhiễm môi trường

+đói kém

+mất cân bằng sinh thái

+phát sinh nhiều dịch bệnh.

b) Những việc làm bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên ở trường, ở lớp, và địa phương nơi em cư trú:

+Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung

+Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước

+Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường

+Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế

+Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường

+Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trường

+Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại

+Trồng cây, gây rừng

+Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học

+Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời

+Tái chế rác thải

+Phòng chóng ô nhiễm

+Sử dụng những sản phẩm hữu cơ

+Sử dụng điện hợp lý

+Hạn chế sử dụng túi nilon

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yuuto
7 tháng 12 2019 lúc 15:25

a) "Thương người như thể thương thân "

Ý nghĩa: khuyên chúng ta nên yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, giống như đang giúp bản thân mình

b)''Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo"

-Tục ngữ khuyên con người chớ thấy khó khăn mà nản chí, con người cần tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, thử thách để đạt được kết quả mk mong muốn

2)Tác hại của việc chặt phá rừng , phá hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường mak con người gánh chịu là:

-xảy ra lũ lụt ở đồng bằng , đất sẽ bị xói mòn và xạc lỡ dẫn đến nhà cửa , hoa màu bị tàn phá nặng nề ảnh hưởng đến đời sống của con người .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Dương Lê Hoàng Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Bảo Nhi
Xem chi tiết
anh đức trịnh
Xem chi tiết
Vũ Thị Hoài Thương
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
phạm lê quỳnh anh
Xem chi tiết
phạm lê quỳnh anh
Xem chi tiết
phạm lê quỳnh anh
Xem chi tiết
Đặng Trang
Xem chi tiết