1<
-Thủa thiếu thời có hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh theo cha đến sống trên đất Huế, đó là thời kỳ từ năm 1895 đến năm 1901, khi Người ở tuổi nhi đồng mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi). Thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người đã ở tuổi thanh niên, mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).
-Vào Huế, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba trong Thành Nội (nay là Ngôi nhà 112 - Mai Thúc Loan).
-Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc thi Hội lần thứ 2, khoa Mậu Tuất không đỗ. Sau đó ông đưa Nguyễn Sinh Cung cùng anh (ông Nguyễn Sinh Khiêm – tên tự là Nguyễn Tất Đạt) về làng Dương Nỗ dạy học, ở tại nhà ông Nguyễn Sĩ Độ, bà Hoàng Thị Loan vẫn ở lại trong ngôi nhà Thành Nội.
-Cuối năm 1900 bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ 4, đặt tên là Nguyễn Sinh Nhuận (hay còn gọi là Nguyễn Sinh Xin).
-Cùng thời gian đó ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi làm Đề lại ở Trường thi Thanh Hoá.
-Ngày 10/02/1901 (22 tháng Chạp năm Canh Tý) bà Hoàng Thị Loan qua đời trong gian nhà Thành nội, tại Huế. Mộ của bà được đặt tại triền phía Tây núi Bân (núi Tam Tầng). Năm 1922, cô Nguyễn Thị Thanh (chị ruột Bác Hồ) trong thời gian bị quản thúc tại Huế đã cải táng mộ mẹ đem về quê nhà.
Tháng 02 năm 1901 ông Nguyễn Sinh Sắc đem con về gửi cho nhạc mẫu ở làng Hoàng Trù, sau đó quay trở lại Huế dự thi Hội lần 3.
-Khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó Bảng.
-Tháng 5 năm 1906, Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế trong dịp ông Nguyễn Sinh Huy (hay Nguyễn Sinh Sắc) vào Kinh đô chờ bổ nhiệm.
-Ngày 6/6/1906, ông Nguyễn Sinh Sắc được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ, trông coi việc Khoảng tháng 8 năm 1906, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh được cấp một gian nhà (gian thứ 19) trong dãy Thuộc viên của triều đình.
-Năm 1906 - 1908, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt học tại Trường Pháp - Việt Đông Ba.
-Năm 1908 - 1909, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Tất Đạt học tại Trường Quốc học.
-Tháng 4 năm 1908 Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế.
-Tháng 5 năm 1909, ông Nguyễn Sinh Sắc đi chấm thi ở Bình Định.
-Tháng 7 năm 1909, ông Nguyễn Sinh Sắc được thăng chức Tri huyện Bình Khê. Nguyễn Tất Thành cũng rời Huế đi dần vào phía Nam.
2<
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì
-Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp .Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
-Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương con đường cứu nước các bậc thầy tiền bối đã lựa chọn
-Nguyễn Tất Thành muốn sang phương tây để tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ giúp đồng bào mình tìm hiểu những bí ẩn đằng sau từ tự do- bình đẳng-bác ái.
Sự khác biệt giữa hướng đi của người với những nhà yêu nước chống Pháp:
-Hướng đi của các nhà yêu nước chống Pháp trước đó là tìm đường cứu nước ở các nước tư bản phương đông lấy Pháp Nhật để cứu nước
-Người đi sang phương tây để tìm hiểu xem vì sao người Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ "tự do-bình-đẳng-bác ái" tìm ra con đường để tự cứu nước lấy mình
2.
**Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
=> Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
**Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.
Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học. ... trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. ... Theo cha trở lại kinh đô Huế mùa hè năm 1906, cậu bé Nguyễn Sinh Cung ... giáo Lê Thiện, người làng Phú Lương (Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế).