1. Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào một vật và làm cho vật đó chuyển dời.
Công thức tính công: \(A=F.s\) [A (J) là công của lực F, F (N) là lực tác dụng vào vật, s (m) là quãng đường vật dịch chuyển].
2. Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính công suất: \(P=\dfrac{A}{t}\) [P (W) là công suất, A (J) là công, t (s) là thời gian thực hiện công]
3. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta ợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
4. Khi một vật có khả năng thực hiện công, ta nói vật có cơ năng.
Cơ năng có 3 dạng:
- Thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn). Ví dụ: ném một viên đá trên cao xuống viên đá ở trên không có thế năng trọng trường.
- Thế năng đàn hồi. Ví dụ: sợi dây thun bị kéo căng có thế năng đàn hồi.
- Động năng. Ví dụ: Một chiếc ô tô đang chạy có động năng.
5. Thế năng trọng trường phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc vật làm mốc và khối lượng của vật.
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật.
Động năng phụ thuộc vào vận tốc của vật.
6. Định luật bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năn và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Ví dụ: Một quả bóng được ném xuống đất, lúc quả bóng rơi xuống thì thế năng của quả bóng chuyển hóa dần thành động năng, và lúc quả bóng nảy lên thì động năng của quả bóng được chuyển hóa dần thành động năng, nhưng cơ năng của vật vẫn giữ nguyên (chỉ xét trong trường hợp bỏ qua lực ma sát và lực cản).