C1: ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,
C2: Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, đặc biệt là những vùng đất ngập nước ven biển, điển hình là khu vực rừng ngập mặn ở Cà Mau, TP. HCM, Vũng Tàu và Nam Định. BĐKH làm cho đa dạng sinh học vùng bờ cùng với nguồn lợi thủy hải sản giảm sút. Các HST vùng bờ bị suy thoái và thu hẹp diện tích. Các quần thể động thực vật có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi cấu trúc hoàn lưu ven biển, thay đổi sự tương tác giữa sông - biển ở vùng cửa sông ven bờ và do mất tới 60% các nơi cư trú tự nhiên.
Những năm gần đây, sự suy giảm nhanh chóng của HST san hô, thảm cỏ biển, ngoài nguyên nhân chủ yếu do tác động trực tiếp của con người, BĐKH cũng là yếu tố chính đang đe dọa các HST quan trọng này. Hiện tượng El-Nino có chiều hướng gia tăng cả về tần suất và cường độ đã làm nhiệt độ nước biển tăng cao, cùng bức xạ mặt trời vượt khả năng chịu đựng của san hô khiến chúng trở thành màu trắng, mà khoa học gọi là hiện tượng tẩy trắng san hô.
Theo các nhà khoa học, san hô rất khó phục hồi sau khi bị tẩy trắng bởi rất nhiều lý do, trong đó áp lực từ nhiệt độ nước biển tăng cao cộng với sự gia tăng độ đục của các dòng sông mang phù sa ra biển do xói lở đường bờ làm suy giảm ánh sáng trong nước tới rạn san hô, dẫn đến việc san hô sẽ bị suy thoái mạnh hơn và chức năng bảo vệ chống xói mòn của san hô cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Điều đáng lo ngại là hiện tượng El-Nino vẫn sẽ tiếp tục xảy ra ở nước ta.
Không chỉ HST san hô chịu ảnh hưởng nặng nề mà HST thảm cỏ biển cũng đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các biểu hiện tiêu cực của BĐKH. Sự gia tăng nhiệt độ nước biển làm thay đổi mùa sinh trưởng, gia tăng bùng phát động thực vật phù du,…làm thay đổi môi trường theo chiều hướng bất lợi cho sự phát triển của thảm cỏ biển. BĐKH còn làm tăng chiều hướng axit hóa đại dương và các cơn bão nhiệt đới, dẫn tới sự tàn phá các rạn san hô, thảm cỏ biển.
Hiện chưa có kết quả nghiên cứu cụ thể về tác động của BĐKH tới HST rừng ngập mặn, song các nhà khoa học cảnh báo, khi nước biển dâng, độ mặn nước trong rừng ngập mặn có thể vượt quá 25% dẫn tới một số loài sinh vật trong rừng ngập mặn sẽ bị tuyệt chủng.
Nếu lượng lắng đọng bùn cát tại khu vực rừng ngập mặn không vượt quá mức nước biển dâng, thời gian ngập rễ của cây gia tăng sẽ khiến một số loại cây không chịu ngập được dài ngày bị chết.
Bên cạnh đó, sự gia tăng trường sóng sát rừng ngập mặn do mực nước biển dâng tạo ra sóng lớn đánh thẳng vào rừng gây xói lở bãi, làm suy thoái hoặc biến mất rừng khiến cho “vành đai xanh chắn sóng” này suy giảm hoặc có thể mất đi chức năng bảo vệ bờ biển.
Khi độ che phủ của rừng ngập mặn giảm dần sẽ dẫn tới sự phân tán thành nhiều thảm nhỏ, môi trường đất bị ô nhiễm, quá trình phèn hóa gia tăng, giảm bồi tụ phù sa, đa dạng sinh học bị suy giảm vì không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinh sống và trú ngụ.
Áp lực của BĐKH cũng tác động rất lớn đến HST đầm phá. Do BĐKH, những cơn bão lũ làm hình thành, bồi đắp, mở rộng các cửa của đầm phá, tạo ra nhiều luồng di cư của các luồng thủy sinh; làm mặn hoặc ngọt hóa nguồn nước kéo theo sự thích nghi hoặc loại bỏ các loài trong hệ đầm phá, hạn chế nguồn lợi thủy sinh; nhiều loài động vật trên cạn có giá trị phải di cư, một số loài thực vật, loài cá biến mất do thay đổi môi trường, dòng nước; năng suất sinh học, chất lượng và thành phần thủy quyển, sinh quyển, địa quyển của HST thay đổi.