Kiểm tra 1 tiết: Hiđro-Đề 1

Bùi Thị Diệu Ngọc

1 có 2 chất bột màu trắng là CaO và P2O5 chứa riêng bệt . Làm thế nào để nhận ra gói nào chứa chất gì

2 cho kẽm tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch axit clohidric. Cô cạn dung dịch sau pgản ứng thu được 27,2g chất rắn than

a. tính số gam kẽm tham gia phản ứng

b tính thể tích khí hidro thu được (ở đktc)

c lượng khí hidro thu được đem trộn với khí metan (không xảy ra phản ứng) tạo thành hỗn hợp khí. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí đó thì thấy có 0,54g nước tạo thành.tính thể tích khí metan đã dùng ởđktc

3 Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng hết với dung dịch axit sunfuric loãng.

a viết PTHH

b cho cùng 1 khối lượng các kim loại trên tác dụng hết vớiaxit dư thì kim loại nào cho nhiều khí hidro nhât

c nếu thì được cùng một thể tích khí hidro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất

4 tại sao hỗn hợp khí hidro và khí oxi khi cháy lại gây tiếng nổ? Làm thếnào để biét dòng khí hidro là tinh khiết để có thể đốt cháy dòng khí đó mà ko gây tiếng nổ mạnh

5 khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để ống nghiệm như thế nào?vì sao?đốivới khí hidro , có làm như thế đc ko? vì sao?

Trương Hồng Hạnh
28 tháng 3 2019 lúc 12:59

1/ Lấy mẫu thử và đánh dấu

Trích mẫu thử rồi cho hai mẫu thử (chất bột trong 2 gói) vào nước

CaO + H2O => Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O => 2H3PO4

Cho quỳ tím vào mẫu thử

Mẫu thử quỳ tím hóa xanh thì chất ban đầu là CaO

Mẫu thử quỳ tím hóa đỏ thì chất ban đầu là P2O5

5/ Khi thu khí Oxi bằng cách đẩy không khí thì ống nghiệm phải lật ngửa vì oxi nặng hơn không khí (32>29) Còn đối với khí hidro không làm như thế. Khi thu khí hidro bằng cách đẩy không khí phải lật úp ống nghiệm vì hidro nhẹ hơn không khí (2<29)

Bình luận (0)
Trương Hồng Hạnh
28 tháng 3 2019 lúc 13:04

Câu 2:

Zn + 2HCl => ZnCl2 + H2

nZnCl2 = m/M = 27.2/136 = 0.2 (mol)

nH2 = nZn = 0.2 (mol)

mZn = n.M = 0.2 x 65 = 13 (g)

VH2 = nx22.4 = 0.2 x 22.4 = 4.48 (l)

2H2 + O2 =>(to) 2H2O (1)

CH4 + 2O2 => CO2 + 2H2O (2)

nH2O(1) = 0.2 (mol)

=> mH2O(2) = 5.4 - 3.6 = 1.8 (g) => nH2O(2) = 0.1 (mol) => nCH4 = 0.05 (mol)

Vậy VCH4 = nx22.4 = 1.12 (l).

Bình luận (0)
Trương Hồng Hạnh
28 tháng 3 2019 lúc 13:11

Zn + H2SO4 => ZnSO4 + H2 (1)

2Al + 3H2SO4 => Al2(SO4)3 + 3H2 (2)

Fe + H2SO4 => FeSO4 + H2 (3)

*Nếu cùng 1 khối lượng

Gọi khối lượng các kim loại là x

Ta có: mZn = mAl = mFe = x (g)

=> nZn = x/65; nAl = x/27; nfe = x/56

=> nH2 (1) = x/65 (mol)

nH2 (2) = x.1,5/27 = x/18 (mol)

nH2 (3) = x/56 (mol)

Từ 3 số Mol H2 trên, ta thấy nếu cùng k/l kim loại thì Al cho nhiều H2 nhất

*Nếu thu được cùng thể tích hidro

Gọi mol hidro là a (mol)

Ta có: a = nH2(1) = nH2 (2) = nH2(3)

=> mZn = 65a (g)

mfe = 56a (g)

mAl = 2/3x27a = 18 a

==> theo số g trên ta thấy, nếu cùng thu được 1 thể tích H2 thì số gam Al ta dùng là nhỏ nhất

Bình luận (0)
Hải Đăng
28 tháng 3 2019 lúc 20:54

Câu 4:

- Gây tiếng nổ mạnh vì O nguyên tử thiếu 2 electron ở lớp vỏ ngoài để đẳt tới cấu hình bền nên dễ kết hợp với H2 (2 electron lớp ngoài cùng). 2H2 + O2 -> 2H2O. Đây là phương trình toả nhiệt

- Để biết được thì ban có thể sục khí clo vào khí hidro và chiếu ás vào để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho quỳ tím ẩm vào sp khí thu được. Nếu quỳ hoá đỏ thì trong đó có chứa Hidro nguyên chất. Vì các chất khác khi tác dụng với hidro cần điều kiện nhiệt cao. còn hidro tác dụng với clo ở nhiệt độ thường.
H2 + Cl2 -> 2HCl
Để đốt cháy dòng khí này mà không gây tiếng nổ mẳnh có rất nhiều cách. Cách đơn giản nhất là đưa qua ống nghiệm có chứa oxit bazo yếu như: CuO; Fe2O3...
H2 + CuO -> Cu + H2O

Bài 5:

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng lên trên vì trọng lượng khí oxi (32g) lớn hơn trọng lượng không khí (29g).

Đối với khí hiđro thì không thể được vì trọng lượng khí hiđro rất nhẹ (2g) so với không khí (29g). Đối với khí H2 thì phải đặt ống nghiệm thẳng đứng và miệng ống nghiệm hướng xuống dưới.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Moon
Xem chi tiết
Đoan Trinh
Xem chi tiết
Jennifer
Xem chi tiết
Nguyễn Trà Giang
Xem chi tiết
Bin
Xem chi tiết
TửHoàn
Xem chi tiết
A.R.M.Y Kim Hân
Xem chi tiết
A.R.M.Y Kim Hân
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết