Kiểm tra 1 tiết: Hiđro-Đề 1

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT CHƯƠNG V: HIĐRO

ĐỀ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khí hi đro nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?

A. 2 lần.               B.29 lần.                        C.14,5 lần.                     D.10 lần.

Câu 2. Khi dẫn luồng khí H2 dư qua ống nghiệm chứa bột CuO đang được nung nóng thì màu sắc của bột CuO biến đổi như thế nào?

A. Bột CuO ban đầu có màu đen sau đó chuyển dần sang màu trắng bạc.

B. Bột CuO ban đầu có màu đen sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.

C. Bột CuO ban đầu có màu nâu đỏ sau đó chuyển dần sang màu trắng bạc.

D. Bột CuO ban đầu có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.

Câu 3. Sản phẩm tạo thành khi đốt khí hiđro trong không khí là

A. không khí.        B. khí oxi.                      C. hơi nước.                   D. khí nitơ.

Câu 4. Tại sao khí hiđro có ứng dụng dùng để hàn cắt kim loại ?

A.Vì khí hiđro có thể cháy được trong khí oxi.

B. Vì khí hiđro cháy trong khí oxi thì tỏa nhiều nhiệt.

C. Vì khí hiđro có thể tác dụng với kim loại.

D. Vì khí hiđro khử được một số oxit kim loại.

Câu 5.Cho phản ứng hóa học sau: Fe3O4 + 4H2 \(\underrightarrow{t^o}\) 3Fe + 4H2O

Chất nào đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng trên ?

A. Fe3O4.              B. H2.                              C. Fe.                              D. H2O.

Câu 6. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào xẩy ra sự oxi và sự khử ?

A. Na2O + H2O → 2NaOH.                        B. SO3 + H2O → H2SO4.

C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.                  D. NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Câu 7. Trong công nghiệp, khí hi đro được điều chế từ nguồn nào ?

A. Nước.               B. Đá vôi.                       C. Không khí                  D. Cát.

Câu 8. Kim loại không thể dùng để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm ?

A. Zn.                    B. Fe.                              C. Al.                              D. Cu.

II. TỰ LUẬN

Bài 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau.

a. CuO + H\(\underrightarrow{t^o}\)

b. Fe2O3 + H\(\underrightarrow{t^o}\)

c. Al + H2SO

d. Fe + HCl 

Bài 2. Khử hoàn toàn 6,4g một oxit kim loại có hóa trị II bằng khí hiđro thì cần dùng hết 2,24 lít khí H2 (đktc). Xác định công thức của oxit kim loại.

Bài 3. Hòa tan hoàn toàn 1,625g kim loại Zn vào 100g axit HCl vừa đủ thì thấy có khí H2 thoát ra.

a. Tính thể tích khí H2 (đktc) thu được sau phản ứng.

b. Tính nồng độ % của axit HCl đã dùng.

c. Tính nồng độ % của muối thu được sau phản ứng.