Chương III : Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Phương kv

1. Cho tam giác ABC vuông tại A,đường phân giác BE.Vẽ EH vuông góc với BC tại H. Biết AC=12cm, BC=13cm.

a. CM tam giác ABE= tam giác HBE

b. Tính AB,HC

c. So sánh BE,CE

d. Gội K là giao điểm của AB và HE.CM BE là đường trung trực của AH và KC.

2. Cho tam giác ACD vuông tại C có CD=3cm, AD=5cm.AE là tia phân giác của góc A(E thuộc CD), gọi H là hình chiếu của E trên AD.

a. Tính độ dài CA

b. CM CE=EH

c. CM AE là đường trung trực CH

Nguyễn Lê Phước Thịnh
24 tháng 8 2020 lúc 20:27

Bài 1:

a) Xét ΔABE vuông tại A và ΔHBE vuông tại H có

BE chung

\(\widehat{ABE}=\widehat{HBE}\)(BE là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\), H∈BC)

Do đó: ΔABE=ΔHBE(cạnh huyền-góc nhọn)

b) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:

\(AB^2+AC^2=BC^2\)

\(\Leftrightarrow AB^2=BC^2-AC^2\)

\(\Leftrightarrow AB^2=13^2-12^2=25\)

hay \(AB=\sqrt{25}=5cm\)

Ta có: ΔABE=ΔHBE(cmt)

⇒AB=HB(hai cạnh tương ứng)

mà AB=5cm(cmt)

nên HB=5cm

Ta có: HB+HC=BC(H nằm giữa B và C)

hay HC=BC-HB=13-5=8cm

Vậy: AB=5cm; HC=8cm

c) Áp dụng định lí Pytago vào ΔHBE vuông tại H, ta được:

\(BE^2=HE^2+BH^2\)

hay \(BE^2=HE^2+5^2=HE^2+25\)

Áp dụng định lí Pytago vào ΔEHC vuông tại H, ta được:

\(CE^2=HE^2+HC^2\)

hay \(CE^2=HE^2+8^2=HE^2+64\)

Ta có: \(HE^2+25< HE^2+64\)

nên \(BE^2< CE^2\)

hay BE<CE

d) Ta có: BA=BH(cmt)

nên B nằm trên đường trung trực của AH(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: ΔABE=ΔHBE(cmt)

⇒EA=EH(hai cạnh tương ứng)

nên E nằm trên đường trung trực của AH(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra BE là đường trung trực của AH(đpcm1)

Xét ΔKAE vuông tại A và ΔCHE vuông tại H có

EA=EH(cmt)

\(\widehat{AEK}=\widehat{HEC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔKAE=ΔCHE(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

⇒AK=HC(hai cạnh tương ứng)

Ta có: KA+BA=KB(A nằm giữa K và B)

CH+BH=CB(H nằm giữa C và B)

mà KA=CH(cmt)

và BA=BH(cmt)

nên KB=CB

hay B nằm trên đường trung trực của CK(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(3)

Ta có: ΔKAE=ΔCHE(cmt)

⇒EK=EC(hai cạnh tương ứng)

hay E nằm trên đường trung trực của CK(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(4)

Từ (3) và (4) suy ra BE là đường trung trực của CK(đpcm2)

Bài 2:

a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔACD vuông tại C, ta được:

\(AD^2=CD^2+CA^2\)

\(\Leftrightarrow CA^2=AD^2-CD^2\)

\(\Leftrightarrow CA^2=5^2-3^2=16\)

hay \(CA=\sqrt{16}=4cm\)

Vậy: CA=4cm

b) Xét ΔCAE vuông tại C và ΔHAE vuông tại H có

AE chung

\(\widehat{CAE}=\widehat{HAE}\)(AE là tia phân giác của \(\widehat{CAD}\), H∈AD)

Do đó: ΔCAE=ΔHAE(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒CE=EH(hai cạnh tương ứng)

c) Ta có: ΔCAE=ΔHAE(cmt)

nên AC=AH(hai cạnh tương ứng)

hay A nằm trên đường trung trực của CH(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(5)

Ta có: CE=EH(cmt)

nên E nằm trên đường trung trực của CH(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(6)

Từ (5) và (6) suy ra AE là đường trung trực của CH(đpcm)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tiến Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Regina _K
Xem chi tiết
trần đình nguyên
Xem chi tiết
pham gia loc
Xem chi tiết
luu minh chau
Xem chi tiết
mình kém lắm:(
Xem chi tiết
Nguyễn Nhất Lam
Xem chi tiết