Bài 38: Bài luyện tập 7

Fuijsaka Ariko

1) Cho biết khối lượng mol của một oxit của kim loại là 160 g/mol, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70%. Lập công thức hóa học của oxit. Gọi tên oxit đó.

2) Nhôm oxit tác dụng với axit sunfuric theo phương trình hóa học như sau:

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Tính khối lượng muối nhôm sunfat được tạo thành nếu đã sử dụng 49 gam axit sunfuric nguyên chất tác dụng với 60 gam nhôm oxit. Sau phản ứng, chất nào còn dư? Khối lượng dư của chất đó là bao nhiêu?

lê thị hương giang
3 tháng 4 2018 lúc 18:23

Bài 1:

Gọi CTHH của oxit là \(A_xO_y\) ( x,y là những số nguyên dương đơn giản )

\(M_{A_xO_y}=160\left(g/mol\right)\)

\(\Rightarrow x.M_A+16y=160\left(g/mol\right)\)

\(\%m_A=70\%\Rightarrow\dfrac{x.M_A}{160}.100\%=70\%\)

\(\Rightarrow x.M_A=112\)

Ta có bảng thử các giá trị của x:

x 1 2 3
\(M_A\) 112 56 37,3

⇒ x = 2 ; MA = 56 ⇒ Kim loại là Fe

\(y=\dfrac{160-112}{16}=3\)

Vậy CTHH : \(Fe_2O_3\)

Bình luận (0)
lê thị hương giang
3 tháng 4 2018 lúc 18:34

Bài 2:

\(n_{H_2SO_4}=\dfrac{49}{98}=0,5\left(mol\right)\)

\(n_{Al_2O_3}=\dfrac{60}{102}=0,59\left(mol\right)\)

PTHH: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Tỉ lệ : \(\dfrac{0,59}{1}>\dfrac{0,5}{3}\)

→ Nhôm oxit dư, tính theo H2SO4

Theo PTHH : \(n_{Al_2O_3}=\dfrac{1}{3}.n_{H_2SO_4}=\dfrac{1}{3}.0,5=\dfrac{1}{6}\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{Al_2O_3p/ư}=\dfrac{1}{6}.102=17\left(g\right)\)

\(\Rightarrow m_{Al_2O_3dư}=60-17=43\left(g\right)\)

Theo PTHH: \(n_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=\dfrac{1}{3}.n_{H_2SO_4}=\dfrac{1}{3}.0,5=\dfrac{1}{6}\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{AL_2\left(SO_4\right)_3}=\dfrac{1}{6}.342=57\left(g\right)\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
chán
Xem chi tiết
Yến Vũ
Xem chi tiết
Trần Đông
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Kim Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết