Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
👁💧👄💧👁

1. Cho △ABC, M là điểm nằm trong △ABC. Gọi I là giao điểm của BM và AC. Chứng minh rằng:

a) MA + MB < IA + IB

b) MA + MB < AC + BC

2. Cho 2 điểm A, B nằm ngoài đường thẳng d và cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ d. Xác định vị trí điểm M trên đường thẳng d để AM + BM nhỏ nhất.

3. Cho △ABC (AB > AC). Tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) cắt BC tại D. M là điểm nằm trên đoạn thẳng AD. Chứng minh rằng MB - MC < AB - AC

Sách Giáo Khoa
7 tháng 3 2020 lúc 17:57

Bài 2. Lời giải:

- Tìm điểm A’ đối xứng với A qua d

- Nối A’B cắt d tại M. M chính là điểm cần tìm.

- Thật vậy : Vì A’ đối xứng với A qua d cho nên MA=MA’. Do đó : MA+MB=MA’+MB=A’B .

- Giả sử tồn tại M’ khác M thuộc d thì : M’A+M’B=M’A’+M’B lớn hơn hoặc bằng A'B. Dấu bằng chỉ xảy ra khi A’M’B thẳng hàng. Nghĩa là M trùng với M’

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
7 tháng 3 2020 lúc 21:17

Bài 1:

Giải bài 17 trang 63 SGK Toán 7 Tập 2 | Giải toán lớp 7

a) Vì M là điểm nằm trong \(\Delta ABC\left(gt\right)\)

=> 3 điểm \(A,M,I\) không thẳng hàng.

+ Xét \(\Delta AMI\) có:

\(MA< MI+IA\) (theo bất đẳng thức trong tam giác) (1).

Cộng \(MB\) vào hai vế của (1) ta được:

\(MA+MB< MB+MI+IA\)

\(MB+MI=IB\left(gt\right)\)

=> \(MA+MB< IB+IA.\)

Hay \(MA+MB< IA+IB\left(đpcm1\right).\)

b) Vì I là giao điểm của \(BM\)\(AC\left(gt\right)\)

=> 3 điểm \(B,I,C\) không thẳng hàng.

+ Xét \(\Delta BIC\) có:

\(IB< IC+BC\) (theo bất đẳng thức trong tam giác) (2).

Cộng \(IA\) vào hai vế của (2) ta được:

\(IA+IB< IA+IC+BC\)

\(IA+IC=AC\left(gt\right)\)

=> \(IA+IB< AC+BC.\)

\(MA+MB< IA+IB\left(cmt\right)\)

=> \(MA+MB< AC+BC\left(đpcm2\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
7 tháng 3 2020 lúc 21:28

Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
7 tháng 3 2020 lúc 18:47

Bài 3:

Hỏi đáp Toán

Trên tia AB lấy điểm E sao cho \(AE=AC.\)

\(AB>AC\left(gt\right)\)

=> E nằm giữa hai điểm A và B.

=> \(AE+BE=AB.\)

=> \(BE=AB-AE\)

\(AE=AC\) (do cách vẽ).

=> \(BE=AB-AC\) (1).

+ Vì \(AD\) là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\left(gt\right)\)

\(M\in AD\left(gt\right)\)

=> \(AM\) là tia phân giác của \(\widehat{BAC}.\)

+ Xét 2 \(\Delta\) \(AEM\)\(ACM\) có:

\(AE=AC\) (do cách vẽ)

\(\widehat{EAM}=\widehat{CAM}\) (vì \(AM\) là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

Cạnh AM chung

=> \(\Delta AEM=\Delta ACM\left(c-g-c\right)\)

=> \(ME=MC\) (2 cạnh tương ứng) (2).

+ Xét \(\Delta BEM\) có:

\(MB-ME< BE\) (theo bất đẳng thức trong tam giác) (3).

Từ (1), (2) và (3) => \(MB-MC< AB-AC\left(đpcm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Phan Ngọc Lâm
Xem chi tiết
Trần Phan Ngọc Lâm
Xem chi tiết
Trần Phan Ngọc Lâm
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Super idol
Xem chi tiết
My Lai
Xem chi tiết
Bùi Phú Nguyên
Xem chi tiết
nguyen thi thu
Xem chi tiết
Trần Hương Lan
Xem chi tiết