1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc
sống của nhân dân Giao Châu.
a. Chính trị: trực tiếp cai trị, chia quận huyện.
A B
1. Năm 179 TCN nhà Triệu a. Tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc
Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
2. Năm 111TCN nhà Hán b. Chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và
Cửu Chân
3. Đầu thế kỉ III nhà Ngô c. Chia nước ta thành: Giao Châu, Ái Châu,
Đức Châu, Lợi Châu,Minh Châu và
Hoàng Châu.
4. Đầu thế kỉ VI nhà Lương d. Chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu
Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của
Trung Quốc thành châu Giao.
5. Năm 679 nhà Đường e. Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ
1............ 2........... 3........... 4........ ... 5...........
b. Văn hóa: thực hiện đồng hóa về văn hóa.
- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy..............................và tiến
hành du nhập............................, Đạo giáo, ....................... và
những ........................của người Hán vào nước ta.
- Nhân dân ta vẫn sử dụng .......................... của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp
sống riêng với những ....................................như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu,
làm bánh giầy, bánh chưng...
2. Hãy lập niên biểu các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40
đến thế kỉ IX.
Số
TT
Thời gian Tên cuộc
khởi nghĩa/
Kháng chiến
Địa điểm Kết quả Ý nghĩa
1 Năm 40 - 42 Hai Bà Trưng
2 Bà Triệu
3 Lý Bí
4 Mai Thúc
Loan
5 Phùng Hưng
-------------------------------------Luyện tập:
1. Em hãy đọc kĩ nội dung từ bài 17 đến bài 23 trong sách giáo khoa Lịch sử
6 và điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học?
2. Nêu những chuyển biến về văn hóa nước ta ở các thế kỉ I –VI? Vì sao
người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...................................................................
3. Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giải thích vì sao
ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và nhiều
trường học, đường phố, ...mang tên Hai Bà Trưng.
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........................................................................................
4. Lý Bí đã làm gì sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi? Em hiểu thế nào về ý
nghĩa tên gọi “Vạn Xuân”
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
........................................
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc
sống của nhân dân Giao Châu.
a. Chính trị: trực tiếp cai trị, chia quận huyện.
A B
1. Năm 179 TCN nhà Triệu- b. Chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và
Cửu Chân
2. Năm 111TCN nhà Hán -d. Chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu
Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
3. Đầu thế kỉ III nhà Ngô -a. Tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc
Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
4. Đầu thế kỉ VI nhà Lương -c. Chia nước ta thành: Giao Châu, Ái Châu,
Đức Châu, Lợi Châu,Minh Châu và
Hoàng Châu.
5. Năm 679 nhà Đường -e. Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ
b. Văn hóa: thực hiện đồng hóa về văn hóa.
- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy........chữ Hán..........và tiến
hành du nhập........ Nho giáo.........., Đạo giáo, ......Phật giáo ................ và
những ......phong tục............của người Hán vào nước ta.
- Nhân dân ta vẫn sử dụng ......... tiếng nói ......... của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp
sống riêng với những .............phong tục tập quán...........như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu,làm bánh giầy, bánh chưng...
2. Hãy lập niên biểu các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40
đến thế kỉ IX.
Số
TT
Thời gian Tên cuộc
khởi nghĩa/
Kháng chiến
Địa điểm Kết quả Ý nghĩa
1 Năm 40 - 42 Hai Bà Trưng
Kết quả:
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
Ý nghĩa:
-Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
-Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
-Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.
2 Bà Triệu
Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
- Bà Triệu hy sinh trên núi Tùng ( Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá ).
Ý nghĩa: Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc.
3 Lý Bí
Kết quả :
- Lý Bí lên ngôi hoàn đế ( Lý Nam Đế ) vào mùa xuân năm 544.
- Đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với 2 ban văn võ.
Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy đc lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.
4 Mai Thúc Loan
Kết quả: : Cuộc khởi nghĩa thất bại
Ý nghĩa: Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng thể hiện ý chí, quyết tâm cho nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc
5 Phùng Hưng
Kết quả: Giành lại quyền làm chủ đất nước, sắp đặt việc cai trị trong 25 năm (776 - 791). Sau khi ông mất, con trai Phùng An lên nối nghiệp cha, dâng tôn hiệu của cha là Bố Cái Đại Vương.Tuy nhiên, Phùng An lại không được anh dũng như cha nên giữ quyền lãnh đạo, trị vì được 2 năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặt. Quân nhà Đường lại liên tục tấn công thành, cuối cùng cũng khiến quân đội Phùng An đầu hàng. Nhà Đường từ đó chính thức lại quay về xâm chiếm nước ta.
Ý nghĩa :Tuy khởi nghĩa chỉ giành thắng lợi một thời gian nhưng thể hiện lòng yêu nước, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân kiên quyết đứng dậy giành chủ quyền dân tộc, lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Đường.
-------------------------------------
1. Em hãy đọc kĩ nội dung từ bài 17 đến bài 23 trong sách giáo khoa Lịch sử
6 và điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học?
2. Nêu những chuyển biến về văn hóa nước ta ở các thế kỉ I –VI? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
Những biến chuyển về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI
THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC |
THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ |
|
Vua |
Quan lại đô hộ |
|
Quý tộc |
Hào trưởng Việt |
Địa chủ Hán |
Nông dân công xã |
Nông dân công xã |
|
Nông dân lệ thuộc |
||
Nô tì |
Nô tì |
Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.
- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trì vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.
- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.
- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.
3. Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giải thích vì sao
ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và nhiều
trường học, đường phố, ...mang tên Hai Bà Trưng.
- Ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
+Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
+Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.
-Ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và nhiều
trường học, đường phố, ...mang tên Hai Bà Trưng vì để tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng,biết ơn với những công lao của Hai Bà Trưng đối với đất nước, thể hiện đạo lý " Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam
4. Lý Bí đã làm gì sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi? Em hiểu thế nào về ý
nghĩa tên gọi “Vạn Xuân”
Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:
- Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.
- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).
- Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa:
- Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.
- Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.