Bài 28 : Ôn tập

Dương Thị Ngọc Ánh

1. Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã áp đặt chính sách cai trị ở nước ta như thế nào ? Theo em chính sách nào là thâm độc nhất ? Vì sao

2. Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố nền tự chủ

3. Trình bày diễn biến trên sông Bạch Đằng năm 1938 ? Em có nhận xét gì về cách đánh giặc của Ngô Quyền

4. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì ?

ĐÂY LÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN SỬ LỚP 6 CỦA MÌNH . MÌNH KO BIẾT GIẢI NÊN NHỜ CÁC BN GIÚP

CÂU TRẢ LỜI PHẢI ĐỦ Ý, NGẮN GỌN, TRÌNH BÀY ĐẸP

THANK YOU !

Nguyễn Thị Lan Anh
23 tháng 4 2017 lúc 16:54

1.

- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là vô cùng tàn bạo.

* Bóc lột :

+ Thuế : Chúng bắt dân ta nộp đủ loại thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt.

+ Lao dịch : Đưa những thợ thủ công, thợ khéo sang Trung Quốc để xây các công trình mà không được trả công.

+ Cống nạp : Hằng năm, nhân dân ta phải lên rừng, xuống biển tìm những sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi để cống nạp cho chúng.

* Đồng hóa :

Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta nhằm :

+ Mở rộng địa bàn cư trú của người Hán

+ Tăng mối quan hệ giữa người Việt và người Hán để dễ cai trị.

- Đây là chính sách thâm hiểm nhất, vì nó có thể khiến ta trở thành người Hán, nguy cơ mất dân tộc.

Bình luận (3)
Dương Thị Ngọc Ánh
25 tháng 4 2017 lúc 15:48

mk biết làm rùi, đây là câu trả lời nè, nếu giống các bn tham khảo nhé

Câu 1.

- Thu thuế vô lí : thuế muối, thuế sắt, ...

- Cống nạp nặng nề : cống nạp sừng tê, ngà voi, ...

- Chế độ lao dịch : bắt dân ta làm ko công, ..

- Đồng hóa dân ta : bắt dân ta học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán,...

=> Chính sách đồng hóa là chính sách thâm độc nhất, vì chúng muốn biến nước ta thành nước của hắn

Có sai sót gì mong các bn sửa giúp

Bình luận (0)
Dương Thị Ngọc Ánh
25 tháng 4 2017 lúc 16:28

Câu 2

Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ đc nhân dân ủng hộ đã đánh chiếm Tống Bình và tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ

Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ. An Nam đô hộ

Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ đc 2 năm thì mất (907), con trai là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều đc yên vui". Ông đã làm đc nhiều việc lớn : đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc; lập lại sổ hộ khẩu

Bình luận (0)
Dương Thị Ngọc Ánh
25 tháng 4 2017 lúc 17:33

Câu 3 . Ngô Quyền là người Đường Lâm (Sơn Tây) có sức khỏe, trí lớn

- Đến năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công tiễn giết chết để đoạt chức Tiết độ sứ

- Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc

- Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán

- Vua Nam Hán nhân cớ đó sang nước ta xâm lược lần thứ hai

- Năm 928 LHT (Lưu Hoằng Tháo) chỉ huy 1 đạo quân thủy sang xâm lược nước ta. Biết đc ý đồ đó Ngô Quyền vội giết Kiều Công Tiễn rồi chọn sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến , ông xây dựng trận địa cọc ngầm và có quân mai phục 2 bên , lợi dụng lúc thủy triều lên Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử LHT , LHT hăm hở đuổi theo , vượt qua bãi cọc ngầm lúc nào ko biết

- Nước thủy triều bắt đầu rút Ngô Quyền hạ lệnh đánh quật trởi lại , quân Nam Hán chống cự ko nổi phải rút thuyền ra biển đúng lúc thuyền của địch xô vào bãi cọc nhọn , vỡ tan tành. Quân Nam Hán phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Lưu Hoằng Tháo chết , trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi

NHẬN XÉT : - Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo, sáng tạo

- Chủ động : đón đánh quân xâm lược

- Độc đáo, sáng tạo: lợi dụng lúc thủy triều lên xuống, ông cho bố trí trận địa cọc ngầm, tấn công quyết liệt, địch bị tiêu diệt

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hà Tuệ Minh
Xem chi tiết
vũ thúy
Xem chi tiết
Lê Hoàng Minh
Xem chi tiết
Khuất Mai Hiền
Xem chi tiết
Ɲɠọç⁀²ᵏ⁹
Xem chi tiết
Đỗ Linh
Xem chi tiết
Linh Trần
Xem chi tiết
Hà Thị Phương Nga
Xem chi tiết
Trần Thị Phượng
Xem chi tiết