Dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo tời gian của một chất chưa xác định trên đề để trả lời các câu hỏi sau: a) Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào? b) Thời gian nóng chảy kéo dài bao nhiêu phút? c) Xác định tên của chất này? Cho biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất: băng phiến, nước, thuỷ ngân lần lượt là: 80 độ C;0 độ C;-39 độ C. d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể nào?
Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?
a. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
b. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
c. Không nhìn thấy được
d. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Khi đun một khối nước đá từ -2oC thành nước ta được bảng theo dõi sau:
Thời gian (phút) | 0 | 4 | 6 | 8 | 10 | 12 | 18 |
Nhiệt độ (oC) | -2 | -1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 10 |
a) Vẽ đường biểu diễn nhiệt độ khi đun nước
b) Trên đường biểu diễn, hãy diễn tả quá trình nóng chảy của nước đá
c) Trên đường biểu diễn, hãy chỉ ra quá trình nước ở trạng thái rắn, rắn lỏng, lỏng.
(Ý a không cần làm đâu các bạn nhé)
Câu 1: Trong các hiện tượng sau đấy, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt một ngọn đèn dầu.
D. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 2: Lí do nào sau đây là một trong những lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước?
A. Vì nước dãn nở vì nhiệt kém rượu.
B. Vì nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều.
C. Vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 0°c.
D. Vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 100°C
Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
A. Phơi quần, áo C. Làm đá trong tủ lạnh
B. Đúc tượng đồng D. Rèn thép trong lò rèn
Câu 4: Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?
A. Nước C. Đồng
B. Chì D. Gang
Câu 5: Chọn câu sai
Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo
A. nhiệt độ của nước đá đang tan.
B. nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động.
C. nhiệt độ khí quyển.
D. nhiệt độ cơ thể người.
Câu 6: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC.
A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế rượu.
D. Nhiệt kế thủy ngân
Câu 7: Nhiệt kế nào dưới đây có thể đùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế y tế.
B. Nhiệt kế thủy ngân. D. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu
Câu 8: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C.
B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.
C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.
D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0°C.
Câu 9: Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi
A. đun nóng vật rắn bất kì.
B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.
C. đun nóng vật trong nồi áp suất.
D. đun nóng vật đến 100oC.
Câu 10. Nhiệt độ của người bình thường là ….
A. 42oC C. 37oC
B. 35oC D. 39,5oC
Chất lỏng có bay hơi ở nhiệt độ xác định ko ?
Trong nhiệt giai Farenhai(độ F) và nhiêt giai Xenxiut(độ C) nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi là bao nhiêu?Nêu cách đổi từ nhiệt độ F sang nhiệt độ C ?
CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHÉ, MÌNH SẮP THI VẬT LÍ RỒI!!!!!
a.thế nào là sự bay hơi? b. tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào? c. Nêu một ví dụ minh họa tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
Ccá bạn có thể giải giùm mik các câu này đc ko?
1. Về mùa hè trời nóng, để giảm bớt nóng em lấy khăn lau mặt và lau tay. Vì sao?
2. Tại sao khi cho nước đá vào nước ở nhiệt độ bình thường, nước đá lại nổi lên trên nước?
3. Người ta có thể lầm lạnh một chai nước uống bằng cách bocjxung quanh thành chai một khăn ẩm hoặc vại đất có đổ nước. Vì sao?
Cho biết các đại dương có khối lượng,trọng lượng , khối lượng riêng , trọng lượng riêng thay đổi thế nào khi nhiệt độ chất tăng
Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:
A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
B.Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
C.Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
D.Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.