Câu 1: Trong các hiện tượng sau đấy, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt một ngọn đèn dầu.
D. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 2: Lí do nào sau đây là một trong những lí do chính khiến người ta chỉ chế tạo nhiệt kế rượu mà không chế tạo nhiệt kế nước?
A. Vì nước dãn nở vì nhiệt kém rượu.
B. Vì nước dãn nở vì nhiệt một cách đặc biệt, không đều.
C. Vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 0°c.
D. Vì nhiệt kế nước không đo được những nhiệt độ trên 100°C
Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
A. Phơi quần, áo C. Làm đá trong tủ lạnh
B. Đúc tượng đồng D. Rèn thép trong lò rèn
Câu 4: Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?
A. Nước C. Đồng
B. Chì D. Gang
Câu 5: Chọn câu sai
Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo
A. nhiệt độ của nước đá đang tan.
B. nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động.
C. nhiệt độ khí quyển.
D. nhiệt độ cơ thể người.
Câu 6: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC.
A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế rượu.
D. Nhiệt kế thủy ngân
Câu 7: Nhiệt kế nào dưới đây có thể đùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế y tế.
B. Nhiệt kế thủy ngân. D. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu
Câu 8: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C.
B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.
C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.
D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0°C.
Câu 9: Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi
A. đun nóng vật rắn bất kì.
B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.
C. đun nóng vật trong nồi áp suất.
D. đun nóng vật đến 100oC.
Câu 10. Nhiệt độ của người bình thường là ….
A. 42oC C. 37oC
B. 35oC D. 39,5oC
- Khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất trong câu sau :
Trên thế giới lượng mưa phân bố không đều từ :
A. Cực Bắc đến cực Nam .B. Xích đạo về cực .C. Xích đạo đến chí tuyến Bắc .
D. Xích đạo đến chí tuyến Nam
2- Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm ( ...) trong các câu sau :
- Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước chứa được .............................
- Hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ gọi là .............
3- Tìm hiểu về mùa mưa ở địa phương em đang sinh sống: bắt đầu vào tháng mấy, mưa nhiều nhất vào những tháng nào? có ảnh gì đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân?
4/ Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước.
B. Nước trong cốc cạn dần.
C. Phơi quần áo cho khô.
D. Sự tạo thành hơi nước.
5/ Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Có thể nhìn thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh.
C. Những ngày nắng hạn nước trong ao hồ cạn dần.
D. Hà hơi vào mặt gương thấy gương mờ đi.
6/ Bên ngoài thành cốc đựng nuớc đá có nước vì:
A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.
B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước.
C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngòai.
D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.
7/ Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì :
A. Sơn trên bảng hút nước.
B. Nước trên bảng chảy xuống đất.
C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí.
D. Gỗ làm bảng hút nước.
8/ Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là của sự bay hơi ?
A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với một chất lỏng.
B. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
C. Xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng.
D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng.
9/ Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi :
Nước trong cốc càng nhiều. B) Nước trong cốc càng ít.
C) Cốc được đặt trong nhà. D) Cốc được đặt ngoài sân.