Bài 25. Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.

Trả lời bởi Lưu Hạ Vy
Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nam châm điện gồm có một cuộn dây, thông thường người ta đặt thêm một lõi sắt non vào trong lòng cuộn dây. Các con số khác nhau (1000, 1500) ghi trên ống dây của nam châm điện cho biết ống dây có thể sử dụng với những số vòng dây khác nhau, tùy theo cách chọn để nối hai đầu ống dây với nguồn điện. Dòng chữ 1 A - 22 Ω cho biết ống dây được dùng với dòng điện có cường độ 1 A, điện trở của ống dây là 22 Ω.

Trả lời bởi Quốc Đạt
Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Nam châm b mạnh hơn a; d mạnh hơn c; e mạnh hơn b và d.

Trả lời bởi Quốc Đạt
Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Khi ta chạm mũi chiếc kéo vào đầu thanh nam châm thì mũi kéo bị nhiễm từ và trở thành một thanh nam châm. Mặt khác, do kéo làm bằng thép nên khi không chạm vào thanh nam châm nữa, kéo vẫn giữu được từ tính lâu dài, do vậy sau khi chạm vào nam châm, mũi kéo hút được các vụn sắt.

Trả lời bởi Quốc Đạt
Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Nung nóng nó lên. Sau khi nguội lại, các hạt sẽ tự sắp xếp lại, từ tính sẽ mất

Trả lời bởi Võ Đông Anh Tuấn
Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Nam châm điện được tạo ra nhờ ứng dụng đặc tính về sự nhiễm điện từ của sắt, nó có cấu tạo gồm một ống dây dẫn, trong có lõi sắt non. Khi cho dòng điện chạy qua ống dây, xung quanh ống dây có một từ trường, lõi sắt non giúp làm tăng từ tính của nam châm.

Lợi thế của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu:

- Có thể tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.

- Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm mất hết từ tính.

- Có thể thay đổi tên các từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.

Trả lời bởi Quốc Đạt