Bài 36. Truyền tải điện năng đi xa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện

Truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn có nhiều thuận tiện tuy nhiên sẽ có một phần điện năng bị hao phí do quá trình tỏa nhiệt trên dây dẫn.

1. Tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện

truyền tải điện năng

Giả sử muốn truyền tải một công suất điện \(P\) bằng một đường dây có điện trở \(R\) và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế \(U.\) 

Công suất của dòng điện là:

\(P=UI\)

Công suất tỏa nhiệt (hao phí) trên đường dây tải điện là:

\(P_{hp}=I^2R\)

Từ đó ta có:

\(P_{hp}=\dfrac{P^2R}{U^2}\)

2. Cách làm giảm hao phí

@182038@

Ta đã biết:

\(R=\dfrac{\rho l}{S}\)

Do vậy, để giảm điện trở dây dẫn, ta cần tăng tiết diện, tức là tăng kích thước của dây, điều này gây ra nhiều bất lợi.

Kết luận:

  • Để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
  • Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.

II. Vận dụng

@182093@@182192@

Có thể em chưa biết

Đường dây điện cao thế 500 kV Bắc-Nam của nước ta được xây dựng từ năm 1992 đến 1994 với chiều dài khoảng 1500 km, nối liền các nhà máy điện lớn của cả nước và làm nhiệm vụ dẫn điện đến mọi miền đất nước. Chỉ riêng khối lượng dây dẫn điện trên đường dây đã là 23000 tấn. Từ 1994, đường dây này vẫn tiếp tục được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh cho đến ngày nay.