Viết văn 11

thi ngọc
Xem chi tiết
chu thị ánh nguyệt
3 tháng 5 2017 lúc 21:46

4 câu đầu bài thơ là niềm vui lớn của tác giả cũng như tình yêu lí tưởng cách mạng:

từ ấy trg tôi bừng nắng hạ

mặt trời chân lí chói qua tim

hồn tôi là một vườn hoa lá

rất đậm hương đời và rộn tiền chim...

'Từ ấy' là khoảng thời gian từ 1938_khi nhà thơ đk giác ngộ cách mạng, bát gặp lí tưởng cộng sản chủ nghĩa. ''nắng hạ", ''mặt trời'' là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho ánh sáng kì diệu tỏa ra từ những tư tưởng đúng đắn mới mẻ. từ ''bùng'' nhấn mạnh ánh áng ấy đột ngột đã thức tỉnh đk tư tưởng của nhà thơ.Chữ "chói" (chói qua tim) nghĩa là chói lọi, soi vào, chiếu vào. Ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin vô cùng chói lọi đã chiếu vào, soi vào trái tim - tâm hồn yêu nước của nhà thơ trẻ.Chữ "chói" (chói qua tim) nghĩa là chói lọi, soi vào, chiếu vào. Ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin vô cùng chói lọi đã chiếu vào, soi vào trái tim - tâm hồn yêu nước của nhà thơ trẻ.Khổ thơ khẳng định cách mạng đã khơi dậy 1 sức sống ms, đem lại nguồn cảm hứng ms cho nhà thơ

Bình luận (0)
Kim Duyên
Xem chi tiết
Chi Dương
20 tháng 5 2017 lúc 17:06

Phân tích bài thơ “Từ ấy” – Tố Hữu

Bài làm

Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỷ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng.
Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta như cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí.

“Dù ai thay ngựa giữa dòng
Đời ta vẫn ngọn cờ hồng cứ đi
Vẫn là ta đó những khi
Đầu voi ra trận cứu nguy giống nòi”

Bao trùm lên toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu là vì lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời.. Và một trong những giá trị tiêu biểu của thơ Tố Hữu là tính hướng thiện được biểu lộ vừa thầm kín, tinh tế, vừa sâu sắc, đậm đà qua các tập thơ nổi tiếng: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng,…

Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói “ Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác Lê Nin trong ngày hội lớn của cách mạng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

“Từ ấy” là một thời điểm lịch sử đã trực tiếp tác động đến cuộc đời nhà thơ khi được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng. Trong buổi ban đầu ấy, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ , như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”

Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu“ bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí.

“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng

Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”

Và đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm người thanh niên 18 tuổi ấy say mê, ngây ngất trước một điều kì diệu:

“Mặt trời chân lí chói qua tim”

Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng,của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.
Lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá,

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại :“hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Ở đây hiện thưc và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ.

Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó với mọi người:

Tôi buộc hồn tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi bên nhau thêm mạnh khối đời

“Buộc” và “trang trải”là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam

Để tình trang trải với trăm nơi

Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tố Hữu còn biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống – Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng”., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bấc cù bơ.

Tố Hữu nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người “than bụi, lầy bùn”là lực lượng tiếp nối của “vạn kiếp phôi pha”, là lực lượng ngày mai lớn mạnh của “vạn đầu em nhỏ”,để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng.Điệp từ “là” được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này.

Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, “Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng – tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản.

Cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, ông cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là “cõi tạm”. Ông mong muốn tiếp tục được hiến dâng:

Tạm biệt đời ta yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất
Sống là cho. Chết cũng là cho.

Bởi thế, con người, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và thi ca của Tố Hữu luôn sống mãi trong niềm tin yêu, kính trọng của Đảng và nhân dân..

Bình luận (0)
Thảo Phương
14 tháng 5 2019 lúc 12:25

1. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

- Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: "Từ ấy trong tôi..." Từ ấy, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời "chân lí" cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ" cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ, "mặt trời chân lí" là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng điệu kì của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tường cộng sản - ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.

- Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: "vườn hoa lá", "đậm hương" "rộn tiếng chim".

- Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào.

2. Khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sông

- Hai dòng đầu : nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẽ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung của mọi người.

- Động từ "buộc" là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua "ranh giới" của "cái tôi" để chan hòa mọi người "Tôi buộc lòng tôi với mọi người".

- Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến "trăm nơi" (hoán dụ) và "trang trải" sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.

- Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ "Để hồn tôi với bao hồn khổ" và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm — nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: "khi chúng ta cầm tay mọi người - Đất nước vẹn tròn, to lớn".

Tóm lại, Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ

- Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như "Mặt trời chân lí chói qua tim", đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu "vẹn tròn to lớn".

- Nhà thơ tự nhận mình "là con của vạn nhà" trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của "vạn kiếp phôi pha" gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của "vạn đầu em nhỏ" "cù bất cù bơ". Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp công hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.

Bình luận (0)
thi ngọc
Xem chi tiết
Hương Thu
28 tháng 4 2017 lúc 10:02

Sinh động, mới mẻ và hấp dẫn… đó là những gì mà công nghệ thông tin, công nghệ kĩ thuật số… đã mang đến cho đời sống con người. Nhưng bên cạnh đó, không ít những thành quả của khoa học kĩ thuật đang bị lạm dụng gây ra những hiện tượng “nghiện” đầy nguy hiểm. Hiện tượng nhièu học sinh, sinh viên hiện nay “nghiện” internet cũng là một trong số những trường hợp đó.

Về bản chất, chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng to lớn của internet. Intenet là một phương tiện thông tin vô cùng hữu ích. Sử dụng internet, chúng ta có thể nắm bắt nhanh chóng, cập nhật, sinh động nhiều thông tin mới nhất về các lĩnh vực mình yêu thích…

Mặt khác, internet cũng là phương tiên thông tin liên lạc tiện lợi: chỉ bằng một số tiền nhỏ chúng ta có thể trao đổi thông tin trực tiếp với bạn bè, người thân (qua Yahoo), nhìn rõ nhau (qua Webcam),… bất kể là xa nhau nửa vòng Trái Đất…

Tuy nhiên, cũng giống như các thành tựu khoa học kĩ thuật khác, ở nhiều bạn trẻ, internet đang bị lạn dụng và gây ra nhiều tác hại.

Số bạn trẻ biết sử dụng những tính năng của chúng sao cho hiệu quả nhất cũng chỉ chiếm thiểu số. Đến với “quán nét”, một cảnh tượng không thể nào khác được là những gương mặt trẻ tuổi đang căng thẳng, hồi hộp với bao trò game online, có thể kể đến vô số trò chơi đang HOT như: Gunny, Zing farm, MU, đế chế…. và các trò chơi trên mạng xã hội khác.

Có những bạn ngồi lì trước máy quên cả ăn uống, ngủ nghỉ, nói chi đến việc học hành. Lại có cả những bậc phụ huynh không thấy con về nhà, đã tốn bao công sức “truy lùng” rồi bất ngờ phát hiện cậu ấm “mai danh ẩn tích” ở một quán “nét” và đang hào hứng với trò chơi điện tử.

Không chỉ vậy, “ôm ấp” chiếc máy tính và mạng internet còn có những “đệ tử” trung thành của Yahoo. Họ lạm dụng chức năng của hệ điều hành này để ngày đêm chát chít với bạn bè, dĩ nhiên, câu chuyện của họ đơn giản chỉ là: “ăn cơm chưa? ăn rồi à? đang làm gì đấy?” rất vui vẻ.

Nhưng điều nguy hiểm nhất qua đây, nhiều bạn trẻ có thể “kết bạn” dễ dàng, yêu nhau dễ dàng và mắc bẫy cũng dễ dàng. Hàng trăm chuyện bị “lừa tình”, “lừa tiền” qua Yahoo không còn là chuyện lạ. Đó là những lời cảnh tình nghiêm khắc đối với những ai còn mù quáng với những lời tán gẫu qua một kênh ảo như vậy.

Có những bạn đến với intenet chỉ đơn thuần là để…. tải nhạc và “down” ảnh. Những đối tượng như vậy tưởng chừng như vô hại nhưng kì thực trong hành động của họ lại tiềm ẩn những hiểm họa rất lớn. Chưa kể đến việc mất thời gian, tiền bạc và sức lực. Hãy xem đến những loại nhạc và loại ảnh họ tải về: “Em yêu! Nhớ anh không? Nhớ à? Đang làm gì đấy?”… những tấm ảnh ngoài luồng, những đoạn “clip” đen,… Chẳng phải chúng đang tiềm ẩn những hiểm họa làm suy thoái cả một thế hệ người hay sao? Giới trẻ sẽ yêu như thế nào? Sống như thế nào khi lớn lên trong một môi trường những ngôn từ nhạt nhẽo, thậm chí ngớ ngẩn, những tấm ảnh nhơ nhớp, nhầy nhụa như vậy?

Việc nghiện internet đang lấy đi sức lực, thời gian và trước hết là sự vô tư, trong sáng của tuổi trẻ. Sa vào những hoạt động như vậy, một điều dễ hiểu là những bạn trẻ ấy không có thời gian cho việc học hành, cho những hoạt động ngoại khóa bổ ích, hiển nhiên là không có cả thời gian cho gia đình, người thân. Vậy rồi tương lai những người bạn ấy sẽ ra sao?

Internet là những phát minh hữu ích cho con người nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì chúng sẽ gây tác hại vô cùng to lớn. “Nghiện” internet là biểu hiện tiêu cực khi sử dụng những thành tựu khao học kĩ thuật này. Tuổi trẻ ta – thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ – không thể là những con nghiện, là những nô lệ cho internet hay bất kì phương tiện máy móc nào khác. Các bạn trẻ, chúng ta hãy là những chủ nhân thông minh của những thành quả khoa học kĩ thuật.

k nha

Bình luận (0)
hanh tran
Xem chi tiết
Hương Thu
28 tháng 4 2017 lúc 10:04

Xuân Diệu (2 tháng 2, 1916 - 18 tháng 12, 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng 1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình". Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942).

Sau khi theo đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi đảng lao động, Hồ Chí Minh, thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều như trước.

Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.

k nha

Bình luận (0)
Kim Duyên
Xem chi tiết
_silverlining
24 tháng 2 2017 lúc 22:02

"Nếu bầu trời tượng trưng cho những ước mơ, những kế hoạch lớn và những cái nhìn bao quát nhưng toàn diện về bản thân, thì phải chăng những nỗi lo thường nhật đã kéo tầm mắt của ta xuống dưới mặt đất, để chìm trong một dòng người hối hả, để đối phó với những chướng ngại vật ngay trước mắt và rồi ta chẳng còn lúc nào để phóng tầm mắt lên thật xa trên bầu trời, để thấy những ước mơ của ta lớn đến chừng nào...". Và thế là nhiều khi ta quên đi những điều thực sự quan trọng: đó chính là những ước mơ.

Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những nhu cầu bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cũng có thể đó là những khát khao hướng thượng những kế hoạch dài hơn cho chính bản thân mình. Cũng như các bạn tôi là một người có rất... rất nhiều ước mơ và hoài bão. Vâng, một lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại một trong những người làm nên thế kỷ XX, một tỷ phú Bill Gates làm chao đảo cả thế giới phần mềm, cũng như các Thiên tướng của Thế giới qua mọi thời đại: Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Anh cả của Quân đội Việt Nam Đại Tướng Võ Nguyên Giáp làm cả thế giới phải thán phục về tài dụng binh của mình... Thử hỏi ai trong chúng ta lại không một lần ước mơ được như thế?

Ước mơ - hoài bão là những xuất phát điểm quan trọng, đây là cơ sở đầu tiên để mỗi cá nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh. Nhưng ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu nó không đi kèm với những sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện ước mơ đó. Sự chuẩn bị trong hành trình của mỗi giấc mơ có nhiều thành phần, nhưng thành phần quan trọng nhất hiện nay và trong tương lai phải kể đến tri thức với hai quá trình song hành và bổ sung cho nhau: tích luỹ tri thức và phát triển tri thức. Nếu như học tập là quá trình tích luỹ tri thức thì nghiên cứu khoa học, tìm lời giải cho các bài toán trong khoa học và thực tiễn là quá trình phát triển các tri thức mới. Học tập và nghiên cứu khoa học do vậy là hai quá trình song hành, không thể thiếu đối với thanh niên hiện nay.
Mỗi ước mơ, dù lớn lao hay giản dị, đều cần được tiếp lửa bằng nhiệt huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là một thứ ngầm rất quý mà không phải ai cũng biết, nó là món quà vô giá mà tạo hoá ban tặng cho chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ cúa mình.

Ai đó đã nói: "Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18-25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khoẻ lẫn sự dẻo dai; cả hưng phấn lẫn thất vọng; cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng; cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc. Lúc ấy là lúc có cả một tiềm năng - cái năng lực tiềm ẩn trong từng cử động, từng quyết định nhỏ, cái khả năng có thể nhảy rất dài, vượt rất xa, thay đổi cả thế giới; hoặc là cái nguy cơ trượt xa khôn cùng xuống vực sâu của tăm tối, kiệt quệ, u uất và rệu rã.". Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.

Ước mơ thuộc về tương lai mà người trẻ tuổi thì sống vì tương lai, vậy tại sao không sống và phấn đấu vì ước mơ của mình? Thành công bắt đầu từ suy nghĩ "dám ước mơ". Chúng ta dám ước mơ, dám nghĩ khác và vượt khỏi những hạn hẹp của hoàn cảnh sống để thực hiện cho bằng được khát vọng của mình. Ước mơ cũng giống như những tên lửa đang chuẩn bị cất cánh, nhưng nếu không được châm ngòi bằng một niềm tin, ý chí và nỗ lực vượt khó thì mãi mãi nó chỉ nằm chỏng chơ trên mặt đất.

Cuộc đời thật có quá nhiều ước mơ, có những ước mơ đã trở thành sự thật và cả những ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Nhưng chúng ta hãy cảm nhận những ước mà trong chính con người mình và học cách để nuôi dưỡng nó. Trước hết, phải tìm cho mình một hoài bão, đam mê và tự đặt câu hỏi cho mình có dám đánh đổi tất cả để hoàn thành được ước nguyện đó hay không, Con đường biến ước mơ thành hiện thực đều phải trải qua ba giai đoạn: Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải nuôi trong mình một ước mơ, lẽ sống để có động lực phấn đấu và vươn lên. Tiếp đó, ta luôn có những kế hoạch và dự định để từng bước cụ thể hoá, hiện thực hoá ước mơ. Muốn làm được điều đó mỗi chúng ta cần tự trang bị cho mình kiến thức và nền tảng giáo dục vững chắc. Cuối cùng, phải biết kiên trì, nhẫn nại và nỗ lực hết mình. Không thành công nào mà chưa từng trải qua thất bại, những bài học từ sai lầm đã qua sẽ tôi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng.

Tất nhiên, không dễ để biến ước mơ thành hiện thực. Một ước mơ dù lớn hay nhỏ, được ấp ủ, nuôi dưỡng và hiện thực hoá là cả một quá trình với ý chí tự thân và những bước đi khoa học.

Tôi là một người giàu có những ước mơ. Cũng như nhiều bạn bè khác, tôi ước mơ mình sống có ích, giàu có tri thức, giỏi nghề và tất nhiên thành đạt trong cuộc sống. Tôi bắt đầu lập kế hoạch cho mình từ những năm cuối trung học: phải vào được đại học. Phải cố gắng trong quá trình học đó để có được kết quả tốt. Tôi cũng sẽ tranh thủ những năm cuối đi làm thêm để lấy kinh nghiệm. Ra trường, tôi sẽ đi làm ở một công ty lớn mà ở đó tôi có cơ hội để thể hiện bản thân mình... Và kế hoạch vạch vẽ từ ngày chập chững nhận ra cuộc đời mình phải do chính mình xây nên đó đến nay tôi đã phần nào hoàn thành được: tôi đã vào được đại học, trong quá trình học tôi đã nỗ lực cố gắng và đạt được kết quả tốt, nhưng cũng có những việc mà bản thân tôi chưa thực hiện được trong kế hoạch nhỏ mà mình tự đặt ra đó: tôi đã không đi làm thêm trong những năm cuối đế lấy kinh nghiệm được vì tôi dành thời gian qua nhiều cho việc học, cho việc trang bị kiến thức, hành trang để bước vào cuộc sống thực tế, để thực hành những gì mình đã học, tôi cũng đã không làm ở một công ty lớn như mình đã định mà hiện tại tôi đang làm tại một cơ quan nhà nước. Ở đó, mọi thứ thật mới lạ so với những gì tôi đã học ở trường. Tôi nghĩ rằng, những lý thuyết, những bài học mà tôi đã học ở trường chỉ là một phần nhỏ trong cái thực tế to lớn này. Và tôi như đang phải học lại từ đầu trong một ngôi trường thực tế với những thử thách và khó khăn mới. Tôi phải nỗ lực hơn trong việc tìm tòi và học hỏi ở các cô chú, các anh chị đi trước để mong mình có thể thích nghi với ngôi trường mới này. Đó là cả một quá trình với ý chí và nỗ lực rất lớn vì thực tế bao giờ cũng khác nhiều so với những lý thuyết mà mình đã được trang bị.

Một ước mơ mới, một kế hoạch mới sẽ được đặt ra cho một tương lai mới. Đó là điều tôi phải làm bây giờ. Trước tiên, tôi phải biết kiên trì, nhẫn nại và nỗ lực hết mình để từng bước làm quen với công việc mới của mình, từng bước thích nghi với ngôi trường rộng lớn mà tôi là một sinh viên mới vào trường với những bỡ ngỡ, mọi thứ dường như mới lạ và tôi phải cố gắng học hỏi nhiều, phải cố gắng vận dụng những gì mình đã học vào những môn học thực tế mà tôi sẽ được học trong ngôi trường mới này. Tiếp đó, tôi sẽ phấn đấu trở thành một thành viên chính thức trong cơ quan của mình vì hiện giờ tôi vẫn là chuyên viên tập sự chưa phải là cán bộ chính thức. Điều này đòi hỏi một sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của bản thân tôi. Sau khi trở thành một cán bộ chính thức bằng nhiệt huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công việc, tôi sẽ trở thành một cán bộ giỏi, một cán bộ tốt và thành đạt trong cuộc sống là mục tiêu cuối cùng của tôi.

Tất nhiên, không dễ để biến ước mơ thành hiện thực. Nhưng ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu ta không có một niềm tin, ý chí và nỗ lực vượt khó, không có sự kiên trì, nhẫn nại. Không thành công nào mà chưa từng trải qua thất bại, những bài học từ sai lầm đã qua sẽ tôi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng. "Tiếp tục cất bước, tiếp tục ước mơ và cố gắng thực hiện chúng - những điều chi có ước mơ mang lại được cho con người và tuổi trẻ...".
Cuộc đời của mỗi chúng ta là một câu chuyện, chính vì thế mà tại sao chúng ta lại không viết tất cả câu chuyện của chúng ta lên, để chia sẻ kinh nghiệm với nhau, cũng như để tạo cho các bạn trẻ chúng ta có những suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hoặc lạc quan yêu đời hơn. Để cho cuộc sống của mỗi chúng ta là một màu hồng.

Cũng chính vì thế mà qua cuộc thi này tôi muốn viết đôi dòng tâm sự về những ước mơ của mình. Và cũng hi vọng các bạn, các anh, chị chia sẻ những ước mơ để hy vọng một ngày mai tươi sáng hom, tốt đẹp hơn và to lớn hơn. "Hãy tin vào mình và những gì mình làm, bạn sẽ đạt được điều bạn muốn. Hãy theo đuổi những ước mơ của bạn đến cùng, bạn sẽ biến nó thành hiện thực".

Bình luận (1)
Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Thu Hằng
14 tháng 2 2017 lúc 21:11
Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.

Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Nêu vấn đề nghị luận.

* Giải quyết vấn đề nghị luận:

– Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện:

+ Thí sinh có thể hiểu, cảm nhận câu chuyện ở những vấn đề sau: vấn đề giàu nghèo, đồng cảm và chia sẻ, đặc biệt là tình cảm anh em ruột thịt…

+ Câu chuyện cho ta một bài học sâu sắc về tình người: lòng yêu thương, sự đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ.

– Bàn luận:

+ Tình cảm anh em ruột thịt là vô cùng thiêng liêng cao đẹp (dù hoàn cảnh nghèo khổ nhưng vẫn thương yêu, đùm bọc nhau…).

+ Thực tế cuộc sống, nhiều người không biết trân trọng tình cảm anh em; vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên những luân thường đạo lí (vì tiền sẵn sàng tranh chấp, bán đứng tình anh em…).

+ Trong xã hội, đôi khi cuộc sống của con người dư thừa về vật chất khiến họ không biết trân trọng những gì mình có.

* Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Bình luận (0)
Lang Sói
Xem chi tiết
Ten Chittaphon Leechaiya...
Xem chi tiết
Hào Nguyễn
Xem chi tiết
Gia Bảo
Xem chi tiết
Thúy Vy
28 tháng 12 2019 lúc 20:10

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nam Cao và khái quát đặc điểm sáng tác của ông: Nam Cao là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ngòi bút hiện thực xuất sắc cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã có những trang viết thật cảm động và thấm thía về cuộc sống của người nông dân bị tha hóa trong xã hội cũ.

– Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo: Là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao khi viết về người nông dân. Tác phẩm đã thể hiện sâu sắc số phận khốn cùng bi thảm của người nông dân trong xã hội cũng và tấm lòng thương cảm của nhà văn đối với họ

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên.

2. Thân bài

a. Sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo qua tiếng chửi

– Sử dụng nhiều kiểu câu, câu văn trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo

– Tiếng chửi của một người say nhưng đọc kĩ ta sẽ thấy sự hợp lí của nó khi thay đổi đối tượng chửi theo một trật tự rất phù hợp: chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa ***** nào đã đẻ ra hắn.

– Qua tiếng chửi ấy, người đọc đã phần nào đó hình dung về nhân vật – một kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi, một kẻ sống bị mọi người xa lánh, không ai coi hắn là con người, không ai quan tâm đến hắn.

b. Chí Phèo – một người nông dân lương thiện

– Chí sinh ra “không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích”, Chí được một người đi thả ống lươn nhặt về và lớn lên trong tình yêu thương của xóm làng

– Lớn lên Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến và cũng từng có những ước ao, khao khát bình dị

=> Người nông dân hiền lành lương thiện, một người lao động nghèo khổ, đáng thương, kiếm sống bằng sức lao động chính đáng của mình.

– Chí cũng luôn ý thức được nhân phẩm và có lòng tự trọng của mình: Chí bóp chân cho bà Ba mà trong lòng cảm thấy “thấy nhục chứ yêu thương gì, run run sợ hãi, uất ức chịu đựng”

c. Chí Phèo sau khi ra tù: sự thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính

– Sự thay đổi nhân hình: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.

– Sự thay đổi nhân tính:

+ “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục mà chửi”.

+ Chí trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, đâm thuê, chém mướn

=> Chí là nạn nhân của nhà tù thực dân, chính nhà tù thực dân đã đẩy Chí đến bên ngoài rìa của xã hội loài người, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.

d. Sự thay đổi của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

– Chí cảm nhận thấy những âm thanh bình dị của cuộc sống đời thường:“Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài có mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…”

– Chí có những sự thay đổi về tâm lí “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc (…) Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. bừng lên cái ước ao, khao khát có một gia đình nhỏ, bình dị và khao khát được làm người:

+ “ao ước có một gia đình nhỏ. Chồng cuốc mướn, vợ cày thuê dệt vải,…”

+ “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn thèm làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.

e. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

– Sự từ chối, cự tuyệt của Thị Nở đã khiến Chí hiểu ra tất cả “hắn nghĩ ngợi một tí rồi như hắn hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người”.

– Nỗi đau trong Chí như quặn thắt lại, Chí “ôm mặt khóc rưng rức” Chí lại tìm đến rượu như một sự giải tỏa nhưng càng uống lại càng tỉnh.

– Chí tìm đến nhà Bá Kiến đòi quyền lương thiện và nhận ra đó là điều không thể, Chí cầm dao giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Chí chết đi bên ngưỡng cửa được làm người lương thiện.

3. Kết bài

– Khái quát về nhân vật Chí Phèo: Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa trong xã hội trước cách mạng tháng Tám năm 1945

– Qua nhân vật giúp chúng ta thấy;

+ Nam Cao muốn phê phán xã hội thực dân đã đẩy người nông dân vào con đường tha hóa và qua đó ông cũng thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc của mình với những người nông dân trong xã hội cũ.

+ Tài phân tích tâm lí bậc thầy của Nam Cao.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Cảnh Hào
11 tháng 12 2016 lúc 11:57
Phân tích nhân vật Chí Phèo – Nam Cao
I. Mở bài:

II. Thân Bài:
* Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
- Chí phèo là người nông dân lương thiện:
+ Sinh ra bị vứt bỏ ở lò gạch cũ.
+ Nhờ sự cưu mang của nhiều người.
+ 20 tuổi trở thành anh canh điền khỏe mạnh, làm thuê cho Bá Kiến.
+ Ao ướt có một gia đình: Chồng cầy thuê cuốc mướn, vợ dệt vải.
→ Người nông dân chăm chỉ, trong sáng, có ước mơ giản dị.
- Chí phèo là thằng lưu manh:
+ Bá kiến ghen tuông đẩy vào tù.
+ Trờ thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
+ Biến đổi nhân hình:
. Cái đầu trọc lóc.
. Cái răng cạo trắng hớn.
. Cái mặt đen mà cơng cơng.
. Hai mắt gườm gườm trông gớm chết.
. Cái ngực phanh đầy nét trạm trỗ rồng phượng.
→ Chí phèo mất hết hình người.
+ Biến đổi nhân tính:
. Trở thành du côn du đãng.
. Say triền miên, cướp giật, rạch mặt ăn vạ.
. Tay say cho Bà Kiến.
→ Chí phèo đánh mất nhân tính.
=> Nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành tên lưu manh.
- Chí phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở:
. Tình yêu của thị nỡ đánh thức bản bất lương thiện của Chí Phèo.
. Chí phèo đã thức tỉnh, quay trờ lại tính hiền lành.
. Nhận biết mọi âm thanh trong cuộc sống.
. Nhận ra bi kịch của cuộc đời mình.
. Muốn làm người lương thiện.
+ Bát cháo hành: Biểu tượng tình yêu, đánh thức bản tính hiền lành của Chí.
→ Tác giả trân trọng người nông dân ngay cả khi học biến chất.
+ Diến biến bi kịch bị cự tuyệt
. Nguyên nhân: Bà cô thị nở không cho Thị lấy Chí.
. Tâm trạng Chí Phèo:
. Lúc đầu Chí ngạc nhiên, đau đơn thất vọng.
. Sau đó. Chỉ hiểu mọi việc.
. Đâm chết kẻ thù và tự sát.
→ Niềm khao khát được sông lương thiện và tố cáo xã hội thực dân nữa phong kiến.
* Giá trị tác phẩm:
- Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa.
- Mâu thuẫn giữa nông dân và đại chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương.
- Cảm thương trước cảnh người nông dân bị lăng nhục.
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ biến chất.
- Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mời mẻ, tưởng như tự do nhưng rất chặt chẽ.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện vừa gần gũi tự nhiên.
- Giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
III. Kết bài. Mở bài và kết bài thì bạn tự nghĩ để bài viết của bạn hay hơn nhé ! Gia Bảo
Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 12 2019 lúc 21:30

1. Mở bài:

– Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam,

– Sáng tác của ông nói về những số phận nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người nông dân.

Chí Phèo là tác phẩm thể hiện hình ảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám bị thực dân phong kiến làm cho tha hóa nhân hình, nhân tính.

2. Thân bài:

2.1. Luận điểm 1: Chí Phèo, người nông dân lương thiện:

+ Sinh ra là đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, sống vất vưởng.

+ Lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến, là người khỏe mạnh, chịu khó, “hiền lành như đất”.

+ Có ước mơ và hạnh phúc bình dị.

+ Có lòng tự trọng.

2.2. Luận điểm 2: Chí Phèo, tên lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại

+ Bị Bá Kiến đẩy vào nhà tù thực dân.

+ Người nông dân lương thiện bị nhà tù làm cho tha hóa cả về nhân hình và nhân tính.

=> Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật của xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước Cách mạng tháng Tám.

2.3. Luận điểm 3: Chí Phèo, bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được là người:

+ Cuộc gặp gỡ với thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí.

+ Chí thức tỉnh, khát khao được sống lương thiện, được trở về với cuộc sống đời thường, thực hiện những ước mơ bình dị. Biểu hiện cho sự thức tỉnh là Chí nhận ra mình đã già, nhận ra được những âm thanh của cuộc sống đời thường.

+ Thế nhưng bị từ chối quyền làm người và chịu một kết cục bi thảm khi Thị nghe lời bà cô từ chối sống cùng Chí. Bà cô chính là đại diện cho rào cản xã hội, là tiếng nói đại diện cho thành kiến của xã hội đương thời khiến Chí rơi vào đau đớn, tuyệt vọng đến cùng cực.

+ Kết cục bi thảm của Chí: Trong bế tắc, Chí ý thức được kẻ đã cướp đi bộ mặt và linh hồn của con người Chí chính là Bá Kiến. Chí đã đến trả thù, tiêu diệt Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

2.4. Luận điểm 4: Đánh giá

– Nghệ thuật: Giọng kể đa thanh, khắc họa nhân vật độc đáo, xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, hợp lý.

– Nội dung: Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ. Vạch trần tội ác của bọn thực dân phong kiến đồng thời thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình người, vào nhân tính và bản chất con người.

3. Kết bài:

– Chí Phèo đã trở thành hình tượng của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam.

– Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo được thể hiện thông qua nhân vật Chí Phèo đã đưa tác phẩm trở thành kiệt tác số một của Nam Cao, khẳng định tên tuổi của ông trong nền Văn học Việt Nam.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa