Soạn văn lớp 7

Đinh Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Lê Dung
3 tháng 10 2016 lúc 13:16

Thơ ơi thơ sẽ hát bài ca gì 
Tôi muốn dắt thơ đi 
Tôi muốn cùng thơ bay 
Mùa xuân nay 
Đến tận cùng đất nước. 
Ôi! Mùa xuân bốn nghìn năm mơ ước 
Hơn nửa đường đi, tôi đã biết đâu 
Tổ quốc tôi rất đẹp, rất giàu 
đẹp từ mái tóc xanh đầu nguồn Pắc Bó 
Đẹp đến gót chân hồng đất mũi Cà Mau. 

Xưa quê cha mà tôi nào được biết 
Có Trường Sơn cao, có biển Đông sâu 
Tuổi thơ ùa trong mưa dầm da diết 
Cát truông dài nắng bỏng lưng trâu... 

Đảng dạy tôi biết ngẩng đầu, đứng dậy 
Vững hai chân, đứng thẳng, làm người 
Tôi đi tới, với bạn đời, từ ấy 
Đến hôm nay, mới thấy trọn vùng trời! 



Đâu phải đường xanh. Đường qua máu chảy 
Năm mươi năm, máu đỏ thành hoa 
Cuộc sinh nở nào đau đớn vậy ? 
Rất tự hào, mà xót tận trong da. 

Giặc đã diệt. Còn ta, vĩnh viễn 
Cả những người vắng bóng hôm nay 
Ôi, nếu Bác... 
Không, Bác vẫn đời đời hiển hiện 
Người vẫn hằng dìu dắt chúng con đây! 

Vĩnh viễn cùng ta, những gì còn, mất 
Những yêu thương, căm giận. buồn lo 
Những tiếng hát và những dòng nước mắt 
Cho núi sông này độc lập, tự do. 

Việt Nam! 
Người là ta, mà ta chưa bao giờ hiểu hết 
Người là ai ? Mà sức mạnh thần kỳ 
Giữa cái chết, không phút nào chịu chết 
Lửa quanh mình, một tấc cũng không đi! 

Sống cho ta, sống cả cho người 
Là trái tim, cũng là lẽ phải. 
Việt Nam ơi! 
Người là ai ? Mà trở thành nhân loại. 

Không chỉ hôm qua 
Hôm nay, mãi mãi 
Đất nước này vạn đại tươi xanh 
Như rừng đước, cháy rồi, lại mọc 
Tràm lại ra hoa cho ong mật đu cành. 
Ngút mắt trông 
Biển lúa mênh mông 
Sông nước Cửu Long dào dạt 
Dừa nghiêng bóng mát 
Thơm ngọt xoài ngon. 
Tươi rói đất son 
Rừng cao su xanh thẳng tắp 
Bắp mẩy, mía giòn. 
Bát ngát Tây Nguyên vẫy gọi 
Nào trai tài gái giỏi 
Lại đây! 
Khai phá, dựng xây 
Trên trận địa năm xưa, rạch những đường cày mới 

Thời gian không đợi 
Cả trời đất vào xuân, cùng ta đồng khởi 
Cho những mùa gặt lớn mai sau 
Phải nhanh chân từ những bước đầu. 
Tổ quốc ta phải giàu, phải mạnh 
Ta sẽ đi, như lao vào trận đánh. 
Đường Hồ Chí Minh rộng mở, thênh thang 
Ta phải thắng thiên nhiên, và thắng cả chính mình 
Cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi. 

Hãy bước tới. 
Từ đỉnh cao này vời vợi 
Đến những chân trời xa... 
Hạnh phúc ở mỗi bàn tay vun xới 
Mỗi nụ mầm nở tự lòng ta. 

Xứ sở mình có đủ nắng quanh năm 
Cuộc sống ấm ân tình, với Đảng 
Lớn khôn chung, một sẽ hoá thành trăm 
Đời rạng rỡ, mỗi con người tự sáng. 

Phải thế chăng, hỡi mùa xuân hùng tráng 
Mà tuyến đường Thống Nhất nổi còi vang 
Mà Nam Bắc hoà sắc màu duyên dáng 
Đầu mạ non xanh, đầu lúa chín vàng. 
Lịch sử sang trang. 
Đại hội Đảng mở mùa vui. Phơi phới 
Từ chiến trường ra, ta xốc tới công trường 
Người chiến thắng là người xây dựng mới 
Anh em ơi 
Tất cả lên đường.

Bình luận (0)
Lê Dung
3 tháng 10 2016 lúc 13:17

Hồ Chí Minh 

Người lính già 
Đã quyết chiến hy sinh 
Cho Việt Nam độc lập 
Cho thế giới hoà bình! 
Người đã sống năm mươi năm vũ bão 
Vì nhân loại 
Người quyết dâng xương máu 
Vì giang sơn 
Người quyết dứt gia đình! 

Hồ Chí Minh 
Người đã quyết 
Mặc phong ba giá tuyết 
Mặc gươm súng xiềng gông 
Làm tên quân cảm tử đi tiên phong 

Đánh trăm trận, thề trăm phen quyết thắng! 
Bao thất bại dẫu xát lòng cay đắng 
Hồn vẫn tươi vui, thơm ngát tình đời 
Bước trường chinh dầu mỏi gối khan hơi 
Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa chiến 
Cờ đã phất, phải gương cao quyết tiến! Người xông lên 
Và cả đoàn quân, thừa huyết khí thanh niên 
Rập bước tiến bên người Cha anh dũng. 
Tiếng Người thét 
Mau lên gươm lắp súng! 
Và cả đoàn quân 
Đã bao nhiêu năm tháng trải phong trần 
Mắt sáng quắc tay xanh loè mã tấu 
Vụt ào lên quyết hy sinh chiến đấu 
Diệt cường quyền! 
Ôi sức mạnh vô biên! 
Hồ Chí Minh 
Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng 
Trên đầu ta, ngọn cờ dân tộc 
Trăm thế kỷ trong tên Người: Ái Quốc 
Bạn muôn đời của thế giới đau thương! 
Chúng tôi đây 
Lớp con cháu trên đường 
Gươm tuốt vỏ, súng cầm tay, xốc tới 
Ngọn cờ đỏ sao vàng bay phấp phới 
Nước non Hồng vang dội Tiến quân ca 

Hồ Chí Minh 
Người trẻ mãi không già!

Bình luận (0)
Lê Dung
3 tháng 10 2016 lúc 13:18

Chúc người dìu dắt tương lai,
Mừng vui lớp lớp nay mai giúp đời…
Thầy như sóng ngoài biển khơi,
Cô như tia nắng mặt trời lung linh…
Nhân gian đầy ắp bình minh,
Ngày ngày tiếp bước học sinh nên người
Nhà nhà rộn rã tiếng cười,
Giáo viên ngày lễ hai mươi đến rồi…
Việt Nam toàn cõi bồi hồi…
Hai từ thân thiết bao đời dựng xây
Mươi mười đã rõ ơn này…
Tháng năm vun đắp hăng say đong đầy.
“Mười năm là tết trồng cây,
Một trăm năm mãi… hăng say trồng người”

Bình luận (1)
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Ngà
21 tháng 9 2016 lúc 20:54

HELP MEkhocroi

Bình luận (0)
Khánh Vũ
27 tháng 9 2016 lúc 20:50

khó quá trời 

 

Bình luận (0)
Ngô thừa ân
29 tháng 9 2016 lúc 20:35

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

 

Bình luận (7)
Trần Quốc An
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
21 tháng 9 2016 lúc 20:46

Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn bị coi thường. Đàn bà, con gái chỉ đảm nhận vai trò của một người mẹ, người vợ, suốt ngày quẩn quanh nơi xó bếp, đồng ruộng với công việc nội trợ, đồng áng. Thế nhưng, người phụ nữ ý thức rất rõ giá trị thực sự của mình, giá trị tiềm tàng nằm ẩn trong vẻ đẹp hình thể lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Những hình ảnh ví von “tấm lụa đào”, “giếng giữa đàng”, “củ ấu gai” mà ta hay bắt gặp trong ca dao chính là biểu tượng cho những vẻ đẹp ấy. Họ mềm mại, tươi mát, quý giá, sáng trong như những viên ngọc quý của cuộc đời. Lẽ ra những con người như thế phải được xã hội đề cao, nâng niu và trân trọng. Thế nhưng, không biết bao nhiêu cô gái đã phải khóc trong ai oán :


Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”


Hay
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”.


Hay
“Thân em như cột đình chung
Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.”

Vừa tự hào với đời, người phụ nữ lại ngay lập tức phải trở về với thực tại, nơi mà những giá trị chân, thiện, mĩ của họ chỉ còn là ảo ảnh, hư không. Công thức ngôn từ “thân em như” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh. Người phụ nữ bị đặt lên bàn cân của người sở hữu và được đánh giá, xem xét dựa trên giá trị sử dụng như những món hàng, vật dụng tầm thường khác. Cuộc đời bị đẩy đưa một cách vô định ngoài tầm tay với của họ. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình ? Bất an, vô định, người phụ nữ gửi trọn những đau đớn ấy vào câu ca tiếng hát làm thành chất bi có tính đặc trưng trong nội dung của ca dao than thân.

Có thể nói, chính những quan niệm xã hội khắt khe, vốn đã giam cầm người phụ nữ trong vách ngăn của nỗi mặc cảm thân phận, bây giờ lại một lần nữa đẩy tình yêu của họ đến chỗ tan vỡ không thành. Phải chăng những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, phi lí mới thực sự là vật cản bước chân người phụ nữ trên hành trình kiếm tìm và góp nhặt hạnh phúc? Lại một lần khát khao mà không thể có được hạnh phúc nghĩa là thêm một bi kịch nữa xuất hiện trong cuộc đời người phụ nữ ngày xưa. Vì vậy, trong ca dao, ta bắt gặp không ít những cuộc tình đổ vỡ bởi những lề thói khắc khe của chế độ phong kiến.

Cuộc đời phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu những bất hạnh trong tình yêu, khi đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, thế nhưng họ cũng phải đối mặt với vô vàn những trái ngang, nghịch cảnh. Nổi bật lên trong ca dao xưa là nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung” .

Nỗi đau của những người vợ cả có lẽ không được đề cập một cách rõ nét trong ca dao, bởi ít nhất họ cũng có danh phận. Nhưng trong niềm cảm thương cho những kiếp chồng chung, thấp thoáng đâu đó ta bắt gặp những nạn nhân của thói “có mới nới cũ”. Người đời thường nói: đàn ông yêu bằng mắt. Bởi vậy, những người vợ cả thường là những kẻ yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chốn tình trường. Nhưng xét cho cùng, sự phai tàn xuân sắc của họ là kết quả của những tháng năm dài hi sinh vì chồng, vì con.

Bình luận (2)
Dung
Xem chi tiết
Thảo Phương
21 tháng 9 2016 lúc 20:34

Không kêu gọi, hô hào tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc chung chung mà nó phải được đảm bảo thực hiện trong thực tế với những điều kiện và con người cụ thể. Bởi, ngoài sự tự giác thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, thì luật pháp, cơ chế, môi trường, các tổ chức hội, đoàn thể là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm này trước hết thuộc về Đảng và Nhà nước ta, phải thẳng thắn nhìn thẳng vào sự thật để soi xét những vướng mắc và tự đổi mới mình trong thể chế, cơ chế, chủ trương, chính sách… để mỗi công dân cần, được và có thể thực hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Ngoài ra, cần có các giải pháp và phối hợp từ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng trong xã hội để tạo thành một cơ chế chung thống nhất; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội; việc tôn vinh gương người tốt việc tốt; việc phê phán những biểu hiện của thói vô cảm, hay những tiêu cực đã và đang phát sinh… chính là “môi trường” để qua đó mỗi công dân “tự ngắm” lại mình, chỉnh sửa mình bằng những việc làm ngày càng cụ thể, ích lợi hơn.

Từ bao đời nay, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã trở thành một tình cảm rất đỗi tự nhiên, một sức mạnh và động lực cho phát triển bền vững của dân tộc. Thế nhưng, nếu quá khứ chỉ là một tri thức đơn thuần, sức mạnh từ nó chỉ dừng ở niềm tự hào thì Việt Nam sẽ mãi không thể tiến kịp thế giới đang thay đổi từng ngày. Không có dòng sông nào chảy mãi nếu con người không biết khơi nguồn. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân cũng có thể bị nguội lạnh đi nếu không được chăm lo nuôi dưỡng. Vì vậy, giương cao ngọn cờ tinh thần dân tộc, tạo ra nội lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, đang là một đòi hỏi cấp bách, một nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác chính trị – tư tưởng của chúng ta hiện nay.

Bình luận (0)
Dung
21 tháng 9 2016 lúc 20:36

cái này bạn tự nghĩ đó hả

 

Bình luận (2)
Thảo Phương
21 tháng 9 2016 lúc 20:39

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Tình yêu quẻ hương là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.

Bình luận (0)
Hiền lê
Xem chi tiết
Thỏ Nayeon - Yoonaddict
21 tháng 9 2016 lúc 20:17

Âm hán việt : quốc , sơn , hà , Nam , đế cư

Nghĩa :          nước , núi , sông , nước Nam , ở 

 

Bình luận (3)
Phan Thùy Linh
21 tháng 9 2016 lúc 20:33
Nam                                    quốc                                sơn                                                      hà                                                               Nam                                      đế cư                
tên nướcnướcnúisôngtên nướcvua ở

 

Bình luận (0)
Trang Đoàn
22 tháng 9 2016 lúc 10:14
Âm Hán ViệtNamquốcsơnhà Namđế
Nghĩaphương Namnướcnúisôngnước Namvuaở 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Mạnh Hùng
Xem chi tiết
Xin giấu tên
Xem chi tiết
Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Phương Thảo
2 tháng 10 2016 lúc 21:43

Tác giả bộc lộ tâm trạng cô đơn

Bình luận (0)
sakura
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
20 tháng 9 2016 lúc 17:01

Bạn có thể giới thiệu về danh lam thắng cảnh, còn mik thì giới thiệu về các món ăn

Mở bài :

+ Chào, hỏi thăm sức khỏe và tình hình hok tập, gia đình của bạn mik viết thư

+Dẫn dắt để giới thiệu về các món ăn ngon hay truyền thống ,nổi tiếng của Việt Nam

Thân bài:

+ Kể tên một vài món ăn đó

+ Kể về nguồn gốc ra đời hay gắn liền vứi lịch sử của dân tộc Việt Nam như thế nào

+ Nó là món ăn đặc sản hay nổi tiếng ở vùng đất ( tỉnh ) nào ?

+ Nổi tiếng ở đặc điểm gì ?

+ Có thể nêu một vài cách chế biến nó.

+ Xen giữa các món ăn là hình ảnh con người bình dị, thân thương của Việt Nam

Kết bài: 

+ Nêu cảm xúc của mik và hỏi bạn về các món ăn đó

+ Tạm biệt và lần sau bạn sẽ giới thiệu về đất nc của mình

Bình luận (0)
Trèo lên cột điện thế hi...
8 tháng 10 2017 lúc 20:58
Việt Nam, ngày ... tháng ... năm ....

Cô Ê- mi-li kính mến !

Hôm nay trong giờ học lịch sử, khi nói về thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc cháu, cháu hiểu ra rằng để giành lại độc lập cho dân tộc mình, không phải chỉ có sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam mà còn của biết bao người yêu chuộng hoà bình trên thế giới mà người cha của cô là No-man Mơ-ri-xơn là một chiến sĩ vô cùng anh dũng và tiêu biểu.

Thưa cô Ê-mi-li !

Nơi ở của cháu và cô cách nhau nửa vòng trái đất. Cháu muốn nhờ cánh thư nhỏ này gửi tới cô lời biết ơn chân thành nhất của cháu cũng như của cả dân tộc cháu.

Cô ơi ! Thế hệ chúng cháu là thế hệ được sinh ra trong hoà bình, được sống trong bầu không khí trong lành, được hạnh phúc trong vòng tay âu yếm đầy đủ của cha mẹ, của thầy cô giáo và của tất cả mọi người. Có thể chúng cháu sẽ không hiểu được những cái giá mà dân tộc cháu và những người như cha cô phải trả - nếu không có được những giờ học lịch sử như hôm nay và những câu chuyện cảm động và chân thực mà chúng cháu được đọc qua báo chí.

Cô ạ ! Khi đọc câu chuyện "Ngọn lửa Mo-ri-xơn", cháu không khỏi bùi ngùi xúc động về tấm gương hy sinh anh dũng của cha cô - người mà cô hằng yêu kính. Cái ngày mà cha cô ra đi và quyết định làm một nghĩa cử cao đẹp: Ông tẩm xăng vào mình và châm lửa tự đốt cháy cơ thể của mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Đó là ngày 2 tháng 11 năm 1965. Lúc ấy, cô vẫn còn bé lắm nhỉ ? Mới có 18 tuổi thôi phải không cô ? Ôi, 18 tháng tuổi, cái tuổi hãy còn non nớt và hết sức ngây thơ. Nét thơ ngây ấy như đọng lại ở đôi mắt tròn xoe nhìn người cha không chớp như muốn ghi nhớ hình bóng người cha thương yêu vào trong tâm khảm. Và có người cha nào lại không thương con, không muốn sống cùng con, che chở cho con trong bước đường đời đầy thử thách và nghiệt ngã ? Thế nhưng, cha của cô trong niềm yêu thương con vô hạn, hôn con lần cuối, để quyết định hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. Đọc đến đây, cháu đã khóc, khóc rất nhiều vì cháu thương mến và cảm phục ông đã hy sinh một cách anh dũng đến thế ! Thương cho cô mới 18 tháng tuổi đã phải mất cha ! Nhưng cháu đã khâm phục ông rất nhiều và cháu lại càng cảm thấy tự hào khi biết rằng lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới có một chiến sỹ quả cảm như ông. Cháu cũng như nhân dân cháu vô cùng biết ơn ông, một chiến sỹ yêu chuộng hoà bình của dân tộc Mỹ. Là một người Mỹ, ông đã dám đứng lên đấu tranh để phản đối sự tham gia quân sự ngày càng sâu của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phải chăng, ông là một người có trái tim nhân ái bao la, có tinh thần quốc tế cao cả, có tấm lòng yêu chuộng hoà bình sâu sắc ? Ngọn lửa từ thân thể ông đã lay động và thức tỉnh bao con tim trên khắp hành tinh, đã thổi bùng lên phong trào yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Và nó đã góp phần rất quan trọng giúp đỡ cuộc cách mạng vinh quang của dân tộc Việt Nam mau chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhà thơ Tố Hữu, một nhà thơ lớn của dân tộc cháu ngày ấy viết bài thơ: "Ê-mi-li con" để ca ngợi ông - một con người quả cảm anh dũng - dám hy sinh thân mình vì nền hoà bình của dân tộc khác:

Ê-mi-li con ơi!
Trời sắp sáng rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con...
Hôm nay, chúng cháu được sống trong một đất nước hoà bình tự do, thành quả mà cha ông chúng cháu đã đổ bao máu xương để giành lại cho tuổi thơ chúng cháu hôm nay. Chúng cháu luôn tự nhắc mình phải sống sao cho xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam mạnh giàu hôm nay. Phải sống sao để không phụ lòng người cha của cô - người con của chiến sỹ hoà bình vĩ đại No-man Mo-rĩon. Dân tộc Việt Nam chúng cháu và các thế hệ thiếu nhi Việt Nam mãi mãi biết ơn và không bao giờ quên "ngọn lửa Mo-ri-xon".

Cô ạ ! Hôm nay trên đất nước Việt Nam chúng cháu vẫn còn rất nhiều những bạn nhỏ bị tật nguyền do di chứng của chất độc màu da cam để lại trong mỗi người cha, người mẹ của họ trong cuộc kháng chiến vừa qua. Nhìn các bạn ấy sao lòng cháu thấy đau đơn và xót xa. Chiến tranh và những di chứng của nó để lại sao mà tàn khốc thế. Chứng kiến hậu quả của nó hôm nay, cháu càng thấm thía giá trị của sự hy sinh của cha cô đối với hoà bình.

Hàng ngày, qua màn hình ti vi, cháu vẫn thấy nhiều nơi trên thế giới còn diễn ra những cuộc chiến tranh sắc tộc. Và tuổi thơ của nhiều dân tộc vẫn đang đói rách cơ cực, phải hứng chịu những mất mát đau thương từ những cuộc chiến tranh ấy. Làm thế nào để tuổi thơ trên khắp hành tinh này được sống vui vẻ hồn nhiên mãi mãi trong hạnh phúc hoà bình ? Cháu mong sao trên cõi đời này tất cả mọi người hãy là những người yêu chuộng hoà bình tha thiết như cha cô để một thế giới không có chiến tranh, để không còn đói nghèo, để tuổi thơ chúng cháu ở đâu trên trái đất này cũng được sống êm đềm và hạnh phúc.

Thưa cô, cháu tin chắc rằng nếu như không có mạng lưới bưu chính đang ngày một hiện đại toả khắp hành tinh nay thì hôm nay có lẽ cháu không thể nào bày tỏ và chia sẻ tình cảm của cháu đối với cô được. Bưu chính mãi mãi là nhịp cầu nối liền tình cảm của biết bao người, biết bao dân tộc trong một thế giới hoà bình và hữu nghị. Cháu nghĩ đó cũng là ước vọng lớn lao của cha cô khi tự mình đốt lên "ngọn lửa Mo-ri-xon" ngày nào ?

Cô ơi ! Một lần nữa từ trái tim mình, cháu xin gửi đến cô tình cảm trân trọng và biết ơn. Cháu hy vọng rằng một ngày nào đó, cô có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc cháu, một dân tộc đã gắn chặt số phận của cha cô và cô cùng biết bao người dân nước Mỹ.

Cháu mong chờ thư của cô.

Cháu vô vàn yêu quý của cô.
Bình luận (2)
Thảo Phương
28 tháng 9 2019 lúc 18:07

* MB:
Địa điểm.....ngày....tháng...năm
Bạn .....thân mến!

* TB:
a) Lý do viết thư
-mình nhận được thư của bạn hỏi về Tổ Quốc của mình nên viết thư đáp lại
b) Nội dung chính
-Miêu tả lại tỉ mĩ đất nước mà mình đang sống
-Nêu lên cảm nhận của mình về đất nước yêu dấu
-Mong bạn đến đễ đẫn bạn đi thăm và giới thiệu cho bạn biết.

* KB:
Tạm biệt và mong bạn sẽ đến đất nước mình
-Chúc bạn sức khoẻ
-Người viết,kí tên

Bình luận (0)
My Trà
Xem chi tiết
Thảo Phương
19 tháng 9 2016 lúc 21:11

THAM KHẢO NHÉ BẠN

"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.

Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!

Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.

Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.

Bình luận (0)