Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 267
Điểm GP 13
Điểm SP 270

Người theo dõi (35)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Câu thơ mở đầu thay cho một lời chào, một lời giới thiệu về hành trình của những đứa con từ miền Nam ra Hà Nội thăm Bác Hồ kính yêu.(1) Cách xưng hô “con -Bác” của người Nam Bộ gợi đến những tình cảm rất thân thương và gần gũi.(2) cho thấy mối quan hệ giữa Bácnhững đứa con tựa như tình cha con ruột thịt.(3) Từ “thăm”- một cách nói giảm nói tránh, như giấu đi, nén lại cảm xúc đau thương mất mát không thể nào bù đắp được của cả dân tộc.(4) như nói rằng Bác còn sống mãi với non sông đất nước, còn sống mãi “như trời đất của ta”, trong “từng ngọn lúa mỗi nhành hoa” (Tố Hữu).(5) Để đến khi nhà thơ đã đứng trước lăng, hình ảnh “hàng tre bát ngát” dần hiện ra trong sương mờ buổi sớm, đó là hình ảnh tả thực, hình ảnh của quê hương thân thương, yên bình, gần gũi luôn ở bên Người.(6) Câu cảm thán đầy ngỡ ngàng xuất hiện: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”- hàng tre ẩn dụ cho người dân đất Việt, biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.(7) Ta đã trải qua bao “bão táp mưa sa”- thành ngữ chỉ muôn vàn khó khăn gian khổ - để dành được độc lập, để rồi lại về đây, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của Bác, với đầy lòng cảm kính, biết ơn và xúc động.(8) có lẽ không chỉ con người, mà cả thiên nhiên, cả cây tre đã gắn bó với dân ta từ thời lập quốc, cây tre ngà trong tay thánh Gióng năm nào, cây tre đã bảo vệ bao thôn xóm, làng quê, cũng trở về, canh giữ cho Người giấc ngủ bình yên.(9) Nhờ vậy, lăngc hiện lên như một làng quê thân thuộc với những con người bình dị mà kiên cường, khiến nhà thơ không khỏi cảm phục, tôn kính.(10)

Sorry! Mình nghĩ hơi lâu

Trong bài có phép thế, phép lặp, phép nối… bạn tìm được chứ? Lười quá nên thôi

Nếu ko để mình làm lại