Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 267
Điểm GP 13
Điểm SP 270

Người theo dõi (35)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Vẽ nhiều, vẽ càng nhiều thì mới quen tay. quen rồi thì có chỗ nào fail mình sửa dần, phải luôn trong tâm thế ngứa tay, vẽ mọi lúc mọi nơi. Cuối cùng tay ko run, nét mềm, biết căn khoảng cách và tìm ra phong cách, nét vẽ riêng của mk

Vẽ mắt thì ko xa nhau quá, chỉ đủ cho hai lọn tóc nhỏ chắn giữa, đừng trốn tránh vẽ mũi và tai( tai to ra )

vai luôn rộng hơn đầu, vẽ chiều ngang chứ ko nghiêng thõng xuống

từ trán đến cằm bằng từ đầu đến ngực bằng từ ngực đến rốn, từ rốn đến mông

Vẽ trẻ con thì mặt tròn, càng lớn càng kéo dài ra

Mắt cx thế, càng lớn càng bé đi, hình elip chứ ko tròn xoe

Cổ rộng, to chứ ko bé như cái ống, góc nghiêng liền với tai

Vẽ đầu trước, rồi mới thêm tóc và mắt

Ngực phải ưỡn, nam nữ đều vậy

Eo cong lại, để mông tròn ra, nam nữ như nhau

Nhưng mặt phải làm sao cho dù vẽ trai mi cong, tóc dài cũng ko bị nhầm thành gái (trừ trap)

Tay chân nhỏ dần từ bắp xuống ống, vai đến khuỷu tay bằng khuỷu tay đến cổ tay (chân cx thế), nếu buông xuôi, ngón tay dài nhất phải chạm đến giữa khoảng cách từ mông đến đầu gối

bàn tay to gần bằng nửa khuôn mặt

Mà mk nhớ đến đâu ghi đến đấy nên có hơi lộn xộn mong bạn thông cảmleuleu

Câu trả lời:

Cách Phối Màu Trong Thiết Kế - Vòng Tròn Màu Sắc

kết hợp màu kiểu bổ sung

Kết hợp màu kiểu bổ sung

Những màu ở đối diện nhau trong phổ màu được gọi là màu bổ sung (VD: đỏ và xanh lá). Khi sử dụng cách kết hợp này bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng vì 2 màu bổ sung thực chất tương phản nhau nên có thể gây khó chịu, chói mắt cho người xem.

Nếu dùng trên diện tích lớn có thể khá khó khăn và ít hiệu quả, nhưng nếu bạn muốn tạo điểm nhấn ở một vài đối tượng thì nó sẽ là công cụ hiệu quả. Tuyệt đối không dùng kiểu bổ sung khi chọn màu cho chữ viết nhé, nếu không phần chữ của bạn sẽ lòe loẹt lắm đấy.

kết hợp màu kiểu bổ sung

kết hợp màu kiểu tương tự

Kết hợp màu kiểu tương tự

Màu tương tự là những màu nằm cạnh nhau trong phổ màu. Trong tự nhiên bạn có thể dễ dàng thấy những thứ có kết hợp màu theo kiểu này, như trên 1 cái cây có lá đậm, lá nhạt, lá non, lá già… nhưng đều mang màu sắc tương cận nhau. Kiểu kết hợp này sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho mắt khi nhìn vào.

Nhưng có một bất lợi đó là bạn phải chọn màu sao cho chúng có mức độ tương phản nhất định với nhau. Lời khuyên đặt ra, bạn nên chọn 1 màu làm chủ đạo trước đã, chọn 1 màu nữa làm màu phụ và màu thứ 3 (cùng với đen, trắng, xám) chỉ như một chất phụ gia thêm vào thôi.

mau sac

kết hợp màu kiểu bộ 3

Kết hợp màu kiểu bộ 3

Cách kết hợp này được thực hiện bằng việc chọn 3 màu ở 3 đỉnh của 1 tam giác đều đặt vào phổ màu như hình vẽ. Cần lưu ý rằng dù bạn có sử dụng màu trông hơi tái hay có cấp độ bão hòa thấp, kiểu màu bộ 3 cũng tạo cảm giác chói mắt.

Hãy lưu ý cân bằng sao cho thật cẩn thận nhé. Bạn có thể chọn 1 màu làm màu chính và để 2 màu còn lại chỉ như công cụ tôn màu chính thôi.

mau sac

kết hợp màu kiểu chữ nhật

Kết hợp màu kiểu chữ nhật

Cách kết hợp theo kiểu chữ nhất chọn ra 4 màu được sắp xếp thành 2 cặp tương phản nhau. Cách lựa chọn này đưa ra rất nhiều lựa chọn khác nhau cho bạn, và nếu bạn chú ý chọn ra 1 màu làm màu chính.

Bạn cũng nên chú ý tới sự cân bằng giữa màu nóng và màu lạnh trong thiết kế.

mau sac

kết hợp màu kiểu hình vuông

Kết hợp màu theo kiểu hình vuông

Cách kết hợp màu theo kiểu hình vuông cũng tương tự với kiểu hình chữ nhật, nhưng với tất cả 4 màu đặt xếp cách đều nhau xung quanh vòng tròn màu sắc.

Giống kiểu hình chữ nhật, bạn cũng nên chọn 1 màu chủ đạo và chú ý cân bằng nóng - lạnh trong màu sắc để đạt được hiệu quả tối đa như mong muốn.

mau sac

Lợi thế của một graphic designers trong kỷ nguyên digital hiện nay, đó chính là không bị quá phụ thuộc vào các màu vẽ, mực in hay màu thuốc, mặc dù có thể nói rằng chủ yếu cách tiếp cận với màu sắc của chúng ta đều thông qua tự nhiên và trường phái nghệ thuật.

Thực tế là mắt của con người có thể nhìn thấy được hàng triệu màu sắc khác nhau, nhưng đôi khi việc chỉ lựa chọn ra 2 đến 3 màu trong đó lại là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Nếu bạn muốn sản phẩm của mình thu hút và gây ấn tượng mắt đến người dùng ngay từ lúc đầu thì phối màu bổ túc xen kẽ này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Phối màu này được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu và tạo nên một hình tam giác cân. Đôi lúc, bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ tư; màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân đó. Chính vì sự linh hoạt trong việc chọn màu mà phối màu này thường mở ra cho các nhà thiết kế rất nhiều cơ hội khám phá và tìm được các cặp màu lạ và độc đáo cho sản phẩm của mình.

Nguyên tắc phối màu bổ túc xen kẽ

Ngày này, có rất nhiều sản phẩm chuộng phối màu này. Chủ yếu họ sử dụng màu đen và trắng làm những màu chủ đạo, tô điểm bằng các màu thứ 3 bắt mắt như đỏ và xanh với các chi tiết phụ. Phối màu này đơn giản và an toàn nhưng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, để thử thách bản thân cũng như muốn sản phẩm của mình trở nên cầu kì hơn, bạn có thể sử dụng những màu bậc nhất (vàng, đỏ, lam) cho mùa chủ đạo.

Đối với những người làm thiết kế và marketing, thách thức không nhỏ đó chính là cân bằng được các vai trò phức tạp của màu sắc để tạo ra được một ấn phẩm thu hút và ứng dụng hiệu quả.

The Color Wheel – Bánh xe màu

Có thể bạn đã từng nghe nói đến rằng có 3 loại màu sắc chính bao gồm: Đỏ, vàng, và xanh nước biển. Ở trong “Color wheel” truyền thống bạn có thể thấy 12 màu sắc khác nhau, thường được sử dụng bởi họa sĩ. Nhìn vào đó chúng ta sẽ dễ dàng hiểu hơn về các mối quan hệ của màu sắc.

Bánh xe màu – Color Wheel này giúp bạn có thể phối màu sắc một cách hợp lý hơn. Kết hợp các màu sắc chính lại với nhau, bạn sẽ tạo ra các màu phụ như cam, xanh lá cây và tím. Và cứ thế mix chúng lại với nhau, bạn sẽ tạo ra được đa dạng các loại màu sắc.

color wheel bánh xe màu

Shiro

Chủ đề:

Luyện tập tổng hợp

Câu hỏi:

HỌC BỔNG ASEAN 2020-2021 BẬC THPT

🛑 Điều kiện apply:

▪️Học sinh quốc tịch VIệt Nam
▪️ Sinh trong khoảng từ 2004 - 2006, tối thiểu hoàn thành hết lớp 8 ở Việt Nam
▪️ Có thành tích học tập giỏi, xuất sắc trở lên (Điểm GPA nên đạt từ 9.0 trở lên)
▪️ Giỏi tiếng Anh và có thành tích các hoạt động ngoại khóa là lợi thế.

🛑 Hình thức nộp hồ sơ:

▪️ Nộp online qua Website của Bộ Giáo dục Singapore
▪️ Nộp qua đường bưu điện đến địa chỉ:

ASEAN Scholarships (Vietnam)
Ministry of Education
Student Placement and Services Division
North Buona Drive
Singapore 138675

Lưu ý:
▪️ Học sinh chỉ được lựa chọn MỘT hình thức đăng ký duy nhất
▪️ Học sinh đã từng nộp hồ sơ online các năm trước thì khi tạo tài khoản mới phải sử dụng địa chỉ email khác
▪️ Đối với form đăng ký gửi qua đường bưu điện, học sinh cần đính kèm hồ sơ sau đã được dịch thuật và công chứng đến Bộ Giáo dục Singapore trước ngày đóng đơn:
▪️▪️Giấy khai sinh
▪️▪️Chứng minh thư (hoặc hộ chiếu)
▪️▪️Kết quả học tập 2 năm gần nhất
▪️▪️Các chứng nhận văn bằng chứng chỉ (nếu có)
▪️▪️Các xác nhận hoạt động ngoại khóa, ảnh 3*4 nền trắng

🛑 Thời gian nộp hồ sơ: Cuối tháng 2 đến giữa tháng 4/2020

🛑 Thời gian thi tuyển: Tháng 6/2020

🛑 Thời gian phỏng vấn: Tháng 8 - 9/2020

🛑 Công bố kết quả: Cuối tháng 9/2020

🛑 Nhập học: Cuối tháng 10/2020

🛑 Địa điểm thi học bổng: Hà Nội & Tp Hồ Chí Minh

🛑 Giá trị học bổng:

▪️ Toàn bộ học phí (Không bao gồm các phụ phí)
▪️ Phí thi O-level và A-level (Chỉ 1 lần)
▪️ Hỗ trợ tiền sinh hoạt: 2,200 SGD/năm đối với bậc THPT, 2,400 SGD/năm đối với bậc dự bị Đại học
▪️ Tiền kí túc xá
▪️ Vé máy bay khứ hồi
▪️ Tiền tiêu vặt 400 SGD (Một lần duy nhất)

Trên đây là những thông tin về học bổng đến Sing, đang học lớp nào qua đó học tiếp luôn ko cần học lại, chỉ dành cho 2k4-2k6

Ở đó, các bạn chỉ cần giao tiếp đc Tiếng Anh và làm những hoạt động ngoại khóa như nhặt rác, từ thiện,...

Đây là 1 cơ hội hiếm có, chỉ đòi hỏi sự dũng cảm, quyết tâm của các bạn, một tương lai đấy!

Mk chỉ muốn giới thiệu cho anh em, bạn nào đã biết thì ko nói, mong có thêm nhân tài cho đất nc sau này

p/s GPA (được viết tắt của từ Grade Point Average – điểm trung bình các môn học) là chỉ số điểm trung bình đánh giá kết quả học tập học sinh, sinh viên tích lũy được trong thời gian học tập tại một bậc học hoặc một khóa học nhất định.