Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 69
Điểm GP 23
Điểm SP 58

Người theo dõi (5)

Huy Ngô Tuấn
Lê Hải Đăng
jackson
the ocean

Đang theo dõi (5)


Câu trả lời:

Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão.

Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”.

Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này.

Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.

Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối.

Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người lão Hạc. Nhân vật lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi.

Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”.Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát.

Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về lão Hạc và người nông dân… “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”.

Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. Ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương.

Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ.

Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình.

Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu …

Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc…

Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.

Câu trả lời:

Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 chúng ta khó có thể quên các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… và đặc biệt là Ngô Tất Tố – tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tắt đèn.

Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một người phụ nữ nông dân Việt Nam với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Ông đã kể về cuộc đời của chị Dậu- một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con, nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu.

Mở đầu đoạn trích chị Dậu đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.

Trong cơn quẫn bách của mùa sưu thuế, chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình khốn khổ. Chị Dậu đã cố sức xoay xỏa để cứu chồng ra khỏi cảnh bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lòng cùng đàn chó” để nộp sưu cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi – em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống lại nhiều lần và bọn chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, vừa tỉnh lại một lát. Run rẩy vừa kề bát cháo đến miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ xông vào định trói anh Dậu giải ra đình, anh hốt hoảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.Trong những lần chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần chống trả quyết liệt nhất. Một mình chị đánh trả lại cả một bọn “đầu trâu mặt ngựa”, “tay thước, tay đao”. Sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực cho chị để chị chiến thắng kẻ thù áp bức chị. Chính tình yêu thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần nữa.

Hành động của chị Dậu không phải diễn ra một cách bất ngờ mà cái mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức tột độ đã khiến nó bùng lên dữ dội.

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyếtTắt đèn đã làm sáng tỏ điều đó. Phải thấy rõ rằng chị Dậu là một phụ nữ rất yêu thương chồng. Trong hoàn cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cailệ và người nhà lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe doạ chị đã hết lời van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”. Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lòng xuống để cầu khẩn thiết tha: “Xin ôngdừng lại, cháu van ông, ông tha cho,…” nhưng bọn chúng không chút động lòng, một mực không buông tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu.Tức quá, không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Tình thế ấy buộc người đàn bà quê mùa, hiền lành như chị Dậu cũng phải hành động để bảo vệ tính mạng chồng, bảo vệ cuộc sống của chính mình và các con. Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại, cách xưng hô đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết sau khi đã chịu đựng, nhẫn nhục đến cùng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ đúng như tên của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thì tính cách, phẩm chất của chị Dậu mới bộc lộ đầy đủ. Nó đúng với quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Khi chị nhận cái tát vào mặt cũng là hành động của chị bùng nổ, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị vụt đứng lên trong tư thế của kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa… “ làm cho hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi người nhà lý trưởng bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy đứng thẳng dậy tuyên chiến với kẻ thù. Một trận đấu không cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng chính sức mạnh của tình yêu và lòng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”

Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị thế của kẻ dưới: Cháu van ông…, chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay vẫn đè đầu cười cổ mình: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Câu nói cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí.

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố thông qua nhân vật chị Dậu để nói lên về những người nông dân họ vừa thông minh sắc sảo, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm… nhân vật chị Dậu còn toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông thôn. Họ vốn ở nơi tăm tối bị ức hiếp đè nén, nhưng tâm hồn vẫn sáng trong như đóa hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Câu trả lời:

Mở bài:

Trên chặng đường học tập, ngữ văn là môn học không thể thiếu đối với chúng ta. Nó giúp ta phát triển khả năng đọc viết, giao tiếp một cách toàn diện. Và một phần không thể thiếu khi học Ngữ văn chính là Sách giáo khoa. Nội dung chương trình trong sách giáo khoa các lớp như một mắt xích. Mỗi năm gắn kết chặt chẽ với nhau. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 tập 1 là phần rất quan trọng trong quá trình học Ngữ văn lớp 8.

Thân bài:

Quyển sách Ngữ Văn 8, tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách in xong và nộp lưu chiểu năm 2009. Lần tái bản gần nhất là in cho năm học này. Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 – tập 1 là kết quả nghiên cứu của tập thể các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu Việt Nam. Công việc được tiến hành dưới sự chỉ đạo và giám sát, kiểm tra của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Về phần biên soạn nội dung do Nguyễn Khắc Phi làm tổng chủ biên. Phần Văn bản do Nguyễn Hoành Khung chủ biên. Phần Tiếng Việt do Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên. Phần Tập làm văn do Trần Đình Sử làm chủ biên. Về phần bìa sách do Trần Tiểu Lâm thiết kế bìa và trình bày minh họa nội dung. Ban biên tập nội dung gồm Kim Chung, Ngọc Khang, Hiền Trang. Chịu trách nhiệm xuất bản là tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Ngô Trần Ái và phó tổng giám đốc Nguyễn Quý Thao. Sách được biên soạn và ấn hành từ năm 2009. Nhưng hằng năm quyển sách được chỉnh sửa và tái bản với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên trên cả nước.

Cũng như các sách giáo khoa khác, về căn bản, Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 – tập 1 bao gồm bìa trước, bìa sau và phần nội dung bên trong. Bìa trước màu nền hồng phấn, nổi bật lên dòng chữ: Ngữ Văn 8 – tập 1 được tô màu xanh dương. Đầu trang bìa là dòng chữ in hoa Bộ giáo dục và Đào tạo. Từ phía góc dưới đến giữa quyển sách là khóm hoa vàng lá màu xanh dương. Với họa tiết đơn giản, gần gũi, tạo nên nét hài hòa thật bắt mắt. Cuối bìa sách là lô gô và tên hiệu của nhà xuất bản.

Bìa sau có nền màu trắng nhạt. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8. Khung chữ được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu hồng phấn. Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá bán. Ở góc bên trái là mã vạch sản phẩm. Giá bán có thể thay đổ theo từng năm. Thường thì giá bán Sách giáo khoa đã được nhà nước hỗ trợ nên rất rẻ. Toàn bộ quyển sách không tính trang bìa là 176 trang. Bìa sách in trên giấy mền phủ mờ theo khổ giấy là 17 x 24 cm.

Đối với một quyển sách, nội dung bên trong là quan trọng nhất. Sách Ngữ văn lớp 8 – tập 1 có cấu tạo ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và làm văn. Ngoài ra còn có phần giới thiệu chương trình và phần lí luận văn học.

Phần văn bản gồm các văn bản văn học Việt nam, văn bản văn học nước ngoài, văn bản Nhật dụng. Văn bản văn học Việt Nam gồm truyện ngắn Tôi đi học (Thanh Tịnh); đoạn trích Trong lòng mẹ (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng); truyện ngắn Lão Hạc (trích “Lão Hạc” – Nam Cao); đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố); bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu) (Đập đá ở Côn Lôn (Phan Chu Trinh); bài thơ Muốn làm thằng cuội (Tản Đà); bài thơ Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải).

Các văn bản văn học nước ngoài cũng được giới thiệu với một vài tác giả nổi bậc của thế giới như truyện ngắn Cô bé bán diêm (Andecxen); tiểu thuyết phiêu lưu Đánh nhau với cối xay gió ( trích Đôn-ki-hô-tê – Xecvantec); truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (O.Henri); truyện ngắn Hai cây phong (trích “Người thầy đầu tiên” – Ai-ma-tốp).

Các văn bản văn học là nhưng tác phẩm văn học xuất sắc của Việt Nam và thế giới. Các văn bản văn học Việt Nam là những sáng tác trong giai đoạn trước 1945. Phần văn bản đảm nhận nhiệm vụ bồi dưỡng và giáo dục tình yêu con người, tình yêu cuộc sống, biết rung động và cảm thông trước những số phận bất hạnh, đáng thương trong cuộc đời. Đồng thời cũng tố cáo những bất công, áp bức trong xã hội, là tiếng thét đời quyền sống, khát vọng sống lương thiện, hạnh phúc của con người.

Phần văn bản nhật dụng với những bài viết đề cập đến các vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của thế giới như bài viết Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá; Bài toán dân số. Đây là ba vấn đề mà thế giới đang đối mặt với những khó khăn vô cùng to lớn.

Ở phần Tiếng Việt, học sinh sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với những bài học vô cùng bổ ích. Toàn bộ chương trình tiếng việt được biên soạn phù hợp với cấp độ nhận thức của học sinh.

Các bài học về từ ngữ được giới thiệu khá đầy đủ như Cấp độ khái quát của từ ngữ; Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh; Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; Trợ từ – Thán từ, Tình thái từ. Các phép tu từ tieeos tục chương trình ở lớp 7 như phép Nói quá; phép Nói giảm – Nói tránh. Về ngữ pháp, học sinh được học các bài về Câu ghép; Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm; Dấu ngoặc kép.

Phần Tiếng Việt đảm nhận vai trò củng cố và nâng cao kĩ năng sử dụng từ, kết cấu câu và kết cấu văn bản. Một phần khác giúp các em nhận diện loại từ, giúp các học sinh vận dụng hiệu quả vào việc diễn đạt trong các bài tập làm văn.

Tiếp tục chương trình tập làm văn ở lớp 7, chương trình tập làm văn lớp 8 củng cố và nâng cao kĩ năng viết bài văn miêu tả, bài tập làm văn kể chuyện có yếu tố biểu cảm tạo cơ sở để làm bài văn thuyết minh về đồ vật.

Lý thuyết tập làm văn tập trung vào các nội dung như xây dựng bố cục bài văn, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn,… Phần này giúp học sinh biết cách viết đoạn văn và liên kết chúng thành một bài văn hoàn chỉnh.

Ngoài ra, kiểu bài văn nghị luận về một đạo lí tư tưởng và nghị luận về các hiện tượng trong cuộc sống cũng tiếp tục được rèn luyện. Chủ đề tập trung vào các vấn đề nóng bỏng đang xảy ra trong cuộc sống nhằm giúp học sinh biết quan sát và có cái nhìn thực tế, biết nhận xét, phán đoán, bàn luận và đưa ra những hành động thiết thực, hữu ích.

Vai trò, ý nghĩa của quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 – tập 1:

Trước hết, Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 – tập 1 là một công cụ học tập không thể thiếu của học sinh. Đây cũng là một công cụ giảng dạy của giáo viên trong học kì 1 của mỗi năm học. Thông qua quyển sách giáo khoa, giáo viên và học trò gắn kết nhau qua mỗi bài học thực sự ý nghĩa và hữu ích, từng bước nâng cao năng lực cảm thụ văn bản văn học, năng lực sử dụng ngôn ngữ thành thạo và chuẩn xác trong giao tiếp, năng lực viết một bài văn hoàn chỉnh.

Các văn bản văn học đều là những tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam và các nước trên thế giới. Mỗi tác phẩm mở ra một chân trời rộng lớn về thế giới tâm hồn con người, cho ta phát hiện và trân trọng những giá trị ẩn sâu trong con người mà hằng ngày đã bị cuộc sống đời thường che lấp.

Sử dụng và bảo quản quyển sách giáo khoa:

Sách được sử dụng trong học kì 1, lớp 8. Khi sử dụng, cần bao sách và dán nhãn cẩn thận. để sách không bị ẩm, rách hãy bao sach bằng bài bóng. Không nên gấp sách, vẽ bậy hay xé rách sách. luôn bảo quản sách ở trong cặp hoặc trên kệ sách.

Không để sách nơi ẩm ướt hoặc gần nguồn nhiệt cao. Hằng ngày phải làm vệ sinh, lau chùi sách sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh. Khi không sử dụng sách nữa hãy cho tặng các em lớp sau hoặc quyên góp từ thiện ủng hộ các em nhỏ vùng sâu, vùng xa tiếp tục xử dụng để quyến sách càng thêm giá trị.

Kết bài:

Hãy luôn trân trọng sách, quý trọng những gì sách đã mang lại trong đời sống của chúng ta. Dù các năm học sau không còn sử dụng quyển sách giáo khoa này nữa nhưng những gì chúng ta tiếp thu được từ trong sách mãi mãi là hành trang quý giá theo ta đến suốt cuộc đời.

Câu trả lời:

Đối với tôi ba tôi là một thần tượng vĩ đại. Ba rất nghiêm khắc, nhưng ba có một tấm lòng yêu thương gia đình vô bờ bến. Đi đâu làm gì ba cũng nghĩ đến chị em tôi. Tôi rất trân trọng và kính yêu ba.

Ba tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi, ba tôi rất vất vả với gia đình, nhưng nhìn ba vẫn trẻ hơn nhiều so với tuổi. Tóc ba vẫn còn đen, họa hoằn lắm mới tìm thấy vài sợi tóc trắng.

Ba tôi dáng người cao gầy, nhưng nhìn rất khỏe và nhanh nhẹn. Ba làm cán bộ ở một cơ quan nhà nước, công việc cũng vất vả nhưng ba điều tiết thời gian rất giỏi. Dù bận mải thế nào ba cũng dành thời gian tập thể dục vào mỗi buổi sáng.

Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ ba em rất thích chơi thể thao: bóng chuyền, bóng bàn, môn nào ba cũng giỏi. Gương mặt ba hao hao như hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Tan giờ làm ở cơ quan, ba đi thẳng về nhà, dọn dep nhà cửa đỡ đần cho mẹ, có hôm ba còn vào bếp làm món ăn cho cả nhà. Ba rất giỏi nấu nướng và nấu món nào cũng ngon.

Xong việc ba em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà, cho nên tuy vườn nhà em không rộng lắm nhưng có nhiều thứ cây trái, cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Khi đêm đến, chị em tôi đã say trong giấc ngủ, ba vẫn loay hoay làm thêm một số công việc để tăng thu nhập cho gia đình. Ba đã không quản khó nhọc để lo cho cuộc sống của hai chị em.

Ba thường nói với em rằng: dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu "Công cha như núi Thái Sơn" thật là cao cả biết dường nào.

Ba làm nhiều việc như vậy nhưng ba rất giỏi sắp xếp công việc nên ba vẫn có thời gian dắt chúng em đi dạo quanh xóm. Vừa đi, ba vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp.

À, mà sao cái gì ba cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em hết nhờ ba giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Ba đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.

Ba đã vất vả rất nhiều để lo cho cuộc sống của gia đình, ba đã dành tất cả tình yêu thương cho hai chị em tôi. Để đền đáp công ơn ấy, tôi sẽ chăm chỉ học tập tốt, xứng đáng với những gì ba đã hy sinh cho chúng tôi.

Câu trả lời:

Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ thời xưa. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Câu trả lời:

Câu 5 : Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

Giải thích:

+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ nghĩ được hiểu theo nghĩa đặc biệt ( "linh hồn" - ý muốn nói đến chiếc nón gắn liền với hình ảnh về người con gái Việt Nam).

+ Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó (mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng cho địa phương đó).

Câu 6 :

I. Về tổ chức và mục đích

"Ngày Trái Đất" là ngày 22-4 hàng năm; lúc đầu do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970; đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia nhằm mục đích bảo vệ môi trường, những vấn dề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.

Năm 2000, Việt Nam mới gia nhập tổ chức "Ngày trái đất". Nước ta đã nêu lên chủ đề "Một ngày không sử dụng bao bì ni lông".

2. Tác hại

Tác giả đã phân tích, đã giải thích một cách sáng tỏ về những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Đó là những điều mà số đông người trong chúng ta chưa hề biết. Có năm tác hại đáng sợ như sau:

- Một là, bao bì ni lông có chứa chất pla-xtic, một chất không phân hủy sẽ gây nguy hại đối với môi trường khi khắp mọi nơi trên đất nước ta, mỗi ngày vứt ra, thải ra hàng triệu bao bì ni lông; vứt bừa bãi khắp mọi nơi công cộng, từ ao hồ, sông ngòi đến đường phố, chợ búa, làng mạc...

- Hai là, bao bì ni lông khi lẫn vào đất sẽ làm cản trở quá trình phát triển của các loài thực vật như cây trồng, hoa cỏ... sẽ dẫn đến sự xói mòn ở các vùng đồi núi.

. - Ba là, bao bì ni lông vứt bừa bãi sẽ làm tắc nghẽn cống rãnh, kênh mương, gây nên cảnh úng đọng, ngập lụt, làm cho ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải.

- Bốn là, bao bì ni lông màu vốn hàm chứa các chất như chì, ca-đi-mi sẽ làm ô nhiễm thực phẩm, gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi.

- Năm là, khi đốt các bao bì ni lông phế thải, khói độc ấy vì có chứa chất đi-ô-xin sẽ gây ngộ độc, khó thở, ngạt thở, nôn ra máu, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và cái dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

Tóm lại, sử dụng và vứt bừa bãi bao bì ni lông sẽ đầu độc môi sinh và môi trường sẽ gây nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe và cuộc sống của con người. Những điều ấy chúng ta chưa hiểu và chưa hề nghĩ tới.

3. Những kiến nghị

"Ngày Trái Đất năm 2000" của Việt Nam nêu lên chủ đề ngày bao bì ni lông" thật vô cùng cấp thiết và thiết thực. Nếu mọi người, mọi nhà, nếu 80 triệu con người Việt Nam đều tự giác thực hiện thì chúng ta sẽ giảm được hàng trăm triệu, hàng nghìn triệu bao bì ni lông trong mỗi ngày, trong mỗi tháng, sẽ mang lại bao lợi ích vô cùng to lớn. Có đi quanh Hồ Tây, có đến Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu,... có dạo quanh sân trường, bệnh viện, chợ búa,... ta mới nhận thấy con người Việt Nam ta đã và đang sử dụng bao bì ni lông một cách bừa bãi như thế nào!

Tổ chức "Ngày Trái đất năm 2000" của Việt Nam đã nêu lên những kiến nghị rất thiết thực:

- Hãy thay đổi thói quen và giảm thiểu sử dụng bao bì ni lông.
- Hãy không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Hãy dùng giấy, lá để gói thục phẩm.
- Hãy nói cho mọi người trong nhà và bè bạn biết những tác hại ghê gớm về việc sử dụng bao bì ni lông.

Để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta, ai cũng phải quan tâm tới Trái Đất hơn nữa, góp phần bảo vệ môi trường. Một trong những việc làm của chúng ta là hãy thực hiện "Một ngày không dùng bao ni lông".

"Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000" là văn bản thuyết minh. Những kiến thức khoa học về độc tố, về tác hại của bao bì ni lông được tác giả phân tích, giải thích một cách ngắn gọn, sáng tỏ, đầy sức thuyết phục. Những kiến nghị mà tác giả nêu lên rất thiết thực; đó là những điều mà ai cũng có thể làm được để góp phần bảo vệ môi trường nơi ta đang sinh sống.

Câu 7 :

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều các loại đồ dùng, vật dụng được con người sử dụng trong gia đình. Đó là những vật dụng hữu ích, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Có công dụng như một loại bình để chứa nước, đặc biệt là giữ cho nước luôn ấm để mọi người trong gia đình có thể sử dụng bất kì lúc nào, mà không cần tốn công hâm nóng hay đi đun lại nước. Vật dụng thần kì này mang lại cho con người rất nhiều tiện ích. Đó là chiếc phích nước.

Thân bài :

Phích nước là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Công dụng lớn nhất của chiếc phích nước chính là giữ nước nóng ở nhiệt độ ổn định. Phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng nước của con người mà không mất thêm nhiều công sức đun nóng. Với thiết kế đặc biệt, chiếc phích nước có thể duy trì độ nóng của nước trong một thời gian khá dài, khoảng bảy đến mười ngày. Chiếc phích nước được cấu tạo bởi các bộ phận chính như: vỏ phích- đây là bộ phận bảo vệ ruột phích, thường được làm bằng nhựa. Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng.

Bộ phận thứ hai của chiếc phích mà ta có thể kể đến, đó chính là ruột phích. Trong cấu tạo của phích, ruột phích được xem là bộ phận quan trọng nhất, nó có vai trò giữ nhiệt độ của nước nóng. Do ruột phích được làm bằng một lớp thủy tinh mỏng, sau đó được tráng trên bề mặt một lớp bạc nên phích nước có thể duy trì nhiệt độ của nước trong một thời gian dài. Bộ phận thứ ba của chiếc phích nước là chiếc lắp phích, bộ phận này cũng vô cùng quan trọng bởi nó là bộ phận dùng để che kín miệng phích, cách li được nước nóng trong phích tiếp xúc với không khí bên ngoài. Chiếc lắp phích thường được làm bằng nhựa, gồm hai lớp. Lớp ở trong có những đường xoáy để tạo độ khít với phích nước, lớp bên ngoài có hình dạng như một chiếc cốc nhỏ, đậy ở trên cùng.

Phích nước thường có dạng hình trụ dài, kích thước ở thân đều nhau, miệng tương đối nhỏ. Với kích thước này chỉ thích hợp dùng siêu đổ nước trực tiếp hoặc dùng những chiếc ca có miệng để rót nước vào phích. Màu sắc, hình dạng, kích thước của những chiếc phích cũng khá đa dạng. Ngày nay, người ta sản xuất phích nước với rất nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của mỗi người, mỗi gia đình. Nếu như hình dáng bên ngoài của chiếc phích có hình trụ dài thì ruột phích lại có hình trứng, thon tròn ở dưới đáy, thuôn dài ở phần thân.

Về kích thước của những chiếc phích phụ thuộc hoàn toàn vào dung lượng nước mà nó có thể chứa. Thể tích thông thường nhất của những chiếc phích là khoảng 300 ml, nhưng cũng có những loại phích có kích thước lớn hơn 500 ml để phục vụ cho những gia đình đông người, cho những gia đình có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều. Phích nước có công dụng có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, song giá thành của nó cũng rất rẻ, giá dao động từ một trăm nghìn đồng đến hai trăm năm mươi nghìn đồng, tùy thuộc vào thể tích, mẫu mã, nhãn hiệu… nhờ những chiếc phích nước mà con người luôn có nước nóng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt như: pha trà, pha mì tôm, hòa cà phê….

Kết bài :

Những chiếc phích mang lại nhiều tiện ích cho con người, trong đó quan trọng nhất là tiết kiệm được thời gian, công sức. Con người có thể sử dụng nước nóng bất kì lúc nào, nhiệt độ trong phích luôn được đảm bảo, nhu cầu sử dụng cũng được đáp ứng tốt hơn. Như vậy, phích nước là một vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi người, mỗi gia đình.

Câu 8 :

Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội.

Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà.

Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thường đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi trưa trời nắng nóng như lửa đốt, được đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau, nhanh chóng ra chỗ hẹn.

Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn.

Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thường như mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. ì oàm một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này, Thắng - thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng:

- Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi.

- Trò gì vậy?

Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi.

- Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp.

Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói:

- Bây giờ sẽ thi lần lượt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ.

Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai.

Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô:

- Một. Hai. Ba. Bắt đầu!

Ùm!... Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn chưa thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi.

Thế mà đến giờ vẫn chưa thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần như lả đi. Phải mười phút sau Thắng mới lên tiếng:

- Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ.

- Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà.

- Ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên.

Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi.

Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ.

Câu 9 :

Trong cuộc đời của mỗi con người thì có lẽ thời gian đẹp nhất chính là tuổi thơ và tôi cũng vậy. Tuổi thơ của tôi cũng như bao người khác cũng vui chơi, cũng có bạn bè, cũng có nhưng kỉ niệm thât đẹp Nhưng có lẽ sẽ không bao giờ quên đc 1 kỉ niệm đã làm tôi nhớ mãi.
Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đươc kỉ niệm ấy, một kỉ niệm buồn nhưng tôi không sao quên được. Khi ấy tôi có 1 cô bạn thân, có thể nói là thân lắm. Nhưng con nít thì vẫn có những lúc giận hờn vu vơ rồi lại làm lành. Tôi nhớ có 1 lần bạn ấy vô tình làm hư con búp bê mà tôi thích nhất đã cho bạn mượn hôm trước và cũng đã xin lỗi nhưng vì quá thích con búp bê ấy nên tôi quá nên tôi đã giận bạn ấy. Cũng 1 thời gian khá dài chúng tôi không nói chuyện với nhau, thực ra thì lúc ấy tôi buồn lắm nhưng những suy nghĩ trẻ con của tôi là bạn ấy sai thì phải năn nỉ mình chứ. Sau đó tôi đã suy nghĩ về hành động của mình nhưng vẫn cho là mình đúng. Rồi mẹ tôi thắc mắc là vì sao 2 đứa chúng tôi không cùng đi chơi nữa và tôi đã kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ tôi nói rằng: “Con cũng biết là bạn ấy không có cố ý rồi mà,vì sao còn giận bạn ấy nữa. Dù sao thì bạn ấy cũng đã xin lỗi con rồi mà”. Tôi đáp lại mẹ “Con không biết nữa nhưng có thể là bạn ấy ghen tị vì con có 1 con búp bê đẹp nên đã làm hư nó”. Mẹ tôi từ tốn khuyên “Nếu bạn ấy ghen tị với con thì đã không cần xin lỗi con mà phá hư xong thì thôi”. Lúc ấy tôi vẫn khăng khăng cho rằng mình làm đúng và mẹ nhẹ nhàng nói “Trong cuộc sống không ai không phạm sai lầm nhưng quan trọng là họ biết tự nhận ra sai lầm của họ. Cũng như bạn con biết bạn ấy sai và xin lỗi. Còn con, con có biết mình đang sai để nhận ra không?”
Tôi vẫn cãi “Con sai nhưng nếu con xin lỗi thì bạn ấy chắc cũng sẽ không tha cho con đâu”. Mẹ đã nói “Con người đều có lòng vị tha con à và mẹ tin rằng bạn ấy sẽ không giận con nữa đâu vì con đã nhận ra sai lầm của mình mà”. Sáng hôm sau tôi đã xin lỗi bạn ấy nhưng nghĩ rằng bạn ấy sẽ không tha cho tôi đâu vì tôi đã làm sai mà. Nhưng khi vừa nghe câu xin lỗi của tôi thì bạn ấy đã mỉm cưới và nói “Bạn không có sai, tất cả là do mình. Mình đã làm hư con búp bê của bạn.” Tôi chỉ cười và nghĩ thầm những gì mẹ đã nói đúng. Và sau đó chúng tôi lại thân thiết với nhau như ngày nào. Những ngày không đến trường chúng tôi thường cùng nhau ra công viên thả diều, nhay dây, Nhưng rồi 1 ngày, tai họa cũng đổ lên đâu chúng tôi. Cũng như bao ngày khác, chúng tôi cùng nhau ra công viên chơi ném bóng, lúc ấy bạn ấy lỡ tay ném trái bóng mạnh tay quá nên cũng văng đi khá xa, tôi giận quá đã hét lên “Mình không chơi với bạn nữa, bạn ném mạnh vây sao mình chụp được?” Và bạn ấy đã chạy ra nhặt trái bóng và 1 chiếc ô tô lao đến tông thẳng vào bạn rồi vọt đi luôn. Lúc ấy tôi hoảng quá không biết phải làm gì và hạy đến bên bạn ấy. Bạn ấy đã mỉm cười và nói với tôi: “Chúng ta mãi là bạn thân nha, tha lỗi cho mình đi. Mình nhặt lại đước bóng cho bạn rồi nè”. Nói xong thì bạn nhắm mắt lại và tôi đã nghĩ răng bạn ấy chỉ ngủ quên mà thôi. Tôi gọi mãi mà bạn vẫn không tỉnh dậy rồi mẹ tôi chạy ra gọi tôi về như thường ngày. Tôi kể cho mẹ nghe mọi chuyện và mẹ đã gọi ba mẹ bạn ấy đền rồi đưa tôi về nhà. Mấy ngày sao, không thấy bạn ấy đi học cũng không thấy qua nhà rủ tôi đi chơi. Tôi hỏi mẹ thì mẹ nói: “Bạn ấy đã đến 1 nơi rất xa, xa nơi này nhiều lắm con à”. Lúc ấy tôi thầm trách bạn ấy đã đi chơi xa mà không rủ mình, thật quá đáng mà không biết nơi bạn ấy đi chơi có đẹp không nhỉ? Nhưng rồi cái suy nghĩ ấy đã thực sự biến mất trong đầu tôi khi tôi đã hiểu ra rằng, cái nơi xa ấy không là gì khác mà có lẽ là thiên đường vì mẹ tôi đã nói, người tốt nhất định sẽ được lên thiên đường mà.
Cho đến bây giờ, có thể nói tôi đã khôn lớn nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao trên đời này lại có những người quá vô tâm đối với người khác và quá vô tâm đối với bạn tôi, cướp đi sinh mạng của bạn ấy và rồi lao vút đi. Tôi không biết họ có ăn năn, hối hận về nhưng gì đã gây ra cho người khác không nhưng tôi nghĩ sẽ là không. Nếu mọi người trên thê giới này đều không quá vô tâm như vậy thì có lẽ sẽ không phải quá nhiều người phải chết như vây. Giá mà lúc ấy, người lái chiếc ô tô đâm chết bạn tôi dừng lại và đưa bạn ấy vào bệnh viện thì có lẽ bạn ấy đã được cứu sống nhưng mà người ấy đã không làm như vậy. Tại sao lại thế? Tôi nghĩ bản thân mình phải sống thật tốt và có ý nghĩa vì luôn có 1 thiên thân bên cạnh luôn ủng hộ cho tôi mà. Tôi chỉ có 1 ước muốn là tát cả mọi người đều phải có trách nhiệm trước những việc mình làm vì ai cũng sẽ phạm sai lầm nhưng quan trọng là họ sẽ sửa chữa sai lầm đó như thế nào.

Câu trả lời:

Câu 1 :

Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ".

Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.

- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.

Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.

Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".

Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.

Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”.

Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.

Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.

Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.

Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!

Câu 2 :

Những ngày cuối năm học, quang cảnh sân trường trở nên rộn ràng và mới lạ. Hàng cây bằng lăng khoe sắc tím trong ánh nắng hè rộn rã. Cây phượng vĩ góc sân trường đã chớm nở những chùm hoa đỏ rực xen lẫn tiếng ve râm ran gọi hè. Trong lớp học, tiếng mở sách vở khe khẽ những bạn học sinh đang tập trung ôn bài. Tiếng thầy cô giảng bài đầy nhiệt huyết vẫn vang vọng khắp trong các phòng học. Một bầu không khí rộn ràng, khẩn trương, tất cả để chuẩn bị cho kì thi kết thúc năm học diễn ra đạt kết quả cao.

=> Trường từ " Trường học "

Câu 3 :

Nhà văn Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực tài ba trong nền văn học Việt nam ta. Có biết bao nhiêu nhà văn nói về nỗi khổ của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp, cũng có biết bao nhiêu số phận con người nông dân khổ sở vì sưu cao thuế nặng như Chị Dậu thế nhưng Nam Cao vẫn góp vào nền văn học nước nhà một số phận người nông dân nghèo không có người thân chỉ có mỗi con chó làm bầu làm bạn. Đó chính là Lão Hạc. Đặc biệt trong truyện ấn tượng nhất đoạn diễn biến tâm trạng Lão Hạc khi bán con chó Vàng.

Lão Hạc là một người nông dân cao tuổi thế nhưng lại cô độc chỉ có một mình. Vợ ông thì đã mất có một đứa con trai thì vì quá nghèo không có đủ tiền cho con cưới vợ cho nên anh con trai thất tình chán đời bỏ vào nam làm đồn điền cao su rồi biệt vô âm tín luôn. Sống cô độc một mình chỉ có những chuyện lớn hay những khúc mắc trong lòng thì ông lão lại sang nhà ông giáo. Tuy vậy người làm bạn với ông thường xuyên thì chỉ có con chó mà ông gọi nó bằng cái tên thân thiết là cậu Vàng. Ông cứ sống như thế và nuôi hi vọng con trai mình sẽ trở về. Thế rồi cuộc sống và những dồn ép của xã hội không cho ông có được cậu vàng bên cạnh nữa. Ông quyết định bán nó đi, nhưng khi bán nó đi thì lương tâm ông day dứt và trong đầu ông luôn xuất hiện những hình ảnh của cậu Vàng.

Trước khi có ý định bán cậu Vàng ông nhìn nó cũng đủ thấy nó sợ ông sẽ bán nó đi. Nó khôn lắm biết chủ không có gì ăn nên khi ông cho nó ăn cái gì thì nó đều ăn và quẫy đuôi như cảm ơn. Thế nhưng đến ông cũng không ngờ ông phải bán nó đi. Cuộc sống đã dồn lão phải bán nó và nhận lấy cái chết về mình. Ông từng hứa với nó là không bán nó nhưng bây giờ ông lại làm sai lời hứa của mình chính vì thế mà ông thấy day dứt. Không những thế cậu Vàng còn là một người bạn với ông mất đi người bạn ấy thì ông làm gì con ai mà bầu bạn nữa.

Lão Hạc chạy sang nhà ông giáo mà khóc lóc chửi bản thân mình. Nhà văn Nam Cao như thấu hiểu được cảm giác đó cho nên đã viết rất xúc động đoạn văn miêu tả tâm lý Lão Hạc khóc mếu khi bán cậu Vàng. “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”, “mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô nhau lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Bộ dạng lão Hạc trông thật là tội nghiệp. Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng. Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng”. Như vậy có thể nói ông Lão yêu thương con chó của mình lắm. Đối với ông thì cậu Vàng giống như một con người chứ không phải là một con chó nữa.

Vậy là ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn văng những câu chửi thề để chửi chính bản thân mình “khốn nạn.. Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một con chó là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.

Từ đau đớn thương cậu Vàng đến day dứt lương tâm Lão Hạc chuyển đến sự chua chát trong cuộc đời của mình. Ông nói để hóa kiếp cho con chó ấy nhưng qua đó ta thấy được kiếp người trong xã hội ấy chẳng khác nào kiếp chó. Và dù sao thì cũng phải chết.

Qua đây ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một con chó cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với con chó ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân. Đó là tự trọng giàu lòng thương yêu.

Câu 4 :

Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người. Tác phẩm khiến người đọc cảm thấy bi thương cho số phận cô bé, nhưng đồng thời qua ngòi bút nhân văn của nhà văn An-dec-xen, người đọc cảm thấy sự thanh thản với nụ cười vẫn mãi trên môi em.

Mk gửi trc 1 nửa nhé !!! Dài quá !!!