Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 104
Số lượng câu trả lời 1193
Điểm GP 104
Điểm SP 1154

Người theo dõi (42)

Đang theo dõi (43)


Câu trả lời:

Câu 1 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Học sinh tự đọc

Câu 2 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Có thể chia 2 nhóm :

 

- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên : câu 1, 2, 3, 4

- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất : câu 5, 6, 7, 8

Câu 3 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

CâuNghĩa của câuCơ sở thực tiễnGiá trị kinh nghiệm được áp dụng
(1)Sự khác biệt về độ ngắn dài ngày đêm theo mùatừ sự quan sát của người xưa và ngày nay đã được khoa học chứng minhsắp xếp thời gian hợp lí trong học tập, sản xuất
(2)Đêm nhiều sao, hôm sau dễ nắng và ngược lạidự đoán thời tiết khi thiếu thiết bị, sắp xếp công việc phù hợp
(3)bầu trời có màu vàng mỡ gà thì sắp có bão lớnnhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt
 
(4)tháng 7, thấy kiến bò có thể mưa lớn 
(5)Đất đai rất quý, ví như vàng bạcĐất nuôi sống ngườicon người cần có ý thức quý trọng và giữ gìn đất
(6)lợi ích kinh tế : nuôi cá → làm vườn → làm ruộnglợi nhuậnkhai thác tốt tự nhiên để thu lợi cao nhất khi sản xuất kinh tế
(7)thứ tự quan trọng của 4 yếu tố trong nghề nôngtừ sự quan sát thực tiễn sản xuấthiểu và biết kết hợp các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp
(8)thời vụ → làm kĩ : sự quan trọng trong trồng cấy nhắc nhở vấn đề thời vụ và đất đai khi canh tác

Câu 4 (trang 5 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Minh họa đặc điểm tục ngữ bằng những câu tục ngữ trong bài :

   - Ngắn gọn : Mỗi câu đều có số lượng từ không nhiều.

 

   - Về vần và đối xứng (các vế đối xứng được ngăn cách bởi dấu gạch chéo, các từ có vần được gạch chân). Ví dụ :

    (1) : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, / Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

    (2) : Mau sao thì nắng, / vắng sao thì mưa.

   - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh : Lời lẽ cô đọng súc tích, giàu hình ảnh.

Câu trả lời:

  Mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là một mùa xuân đậm chất trữ tình, giàu chất thơ, chất nhạc. “Mùa xuân của tôi” ở đây là mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Bắc Việt thương mến của Vũ Bằng. Đó là mùa xuân có “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,… hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ… Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Nhựa sống trong người căng lên như máu,… những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm”. Sau ngày rằm tháng giêng, trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân cũng có những nét rất riêng biệt. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,… Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn,… mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.