Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 22
Điểm GP 25
Điểm SP 97

Người theo dõi (5)

cung kim ngưu
Minh Tú
Minh Anh

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp.

Câu trả lời:

Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Ðể đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ.

Những vần thơ cảm động ấy đã nói giúp những tình cảm thiêng liêng mà em dành cho mẹ của mình. Mẹ là người mà em vô cùng yêu quý và kính trọng. Vì vậy, điều em luôn muốn nhìn thấy nhất chính là những nụ cười của mẹ.

Mẹ em là một người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu. Vì nhiều năm cực khổ, vất vả nuôi em khôn lớn, mà đôi mắt đã có nhiều vết chân chim, làn da cũng sạm đi nhiều. Nụ cười mẹ không đẹp như những cô diễn viên, ca sĩ, nhưng đối với em đó là những nụ cười đẹp nhất trên đời. Đó là nụ cười khi thấy em ăn thật ngon, khi nhìn thấy em khỏe mạnh vui chơi. Là nụ cười khi em đạt được điểm cao trong kì thi ở lớp. Là nụ cười khi em sà vào lòng mẹ, thủ thỉ kể đủ chuyện trên đời. Những nụ cười giản dị ấy, khiến em bất giác cười theo.

Thế nhưng, cũng có lúc, em thấy chán ghét nụ cười của mẹ. Đó là những nụ cười gượng, cười giả để che đi nỗi buồn của mẹ. Chính là khi mẹ bị ốm, nhưng vẫn cố mỉm cười để mọi người không lo lắng. Là khi mẹ bị khách đến mua đồ mắng là bán đắt, nhưng cũng cố cười xòa kẻo sợ mất lòng khách. Là khi, thấy em bị điểm kém, tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn gượng cười để an ủi, động viên em. Chính vì những điều ấy, mà em càng thêm yêu thương mẹ rất nhiều. Cả cuộc đời mẹ phải chịu nhiều vất vả. Đến cả những nụ cười cũng mang theo nhiều ưu phiền. Em chỉ mong mẹ luôn được vui vẻ, hạnh phúc. Để những nụ cười xinh đẹp ấy luôn xuất phát từ niềm vui thực sự.

Mỗi ngày, em luôn cố gắng học tập thật giỏi, thật ngoan ngoãn và lễ phép, để mẹ không phải lo lắng, phiền lòng vì em. Bởi mẹ đã có quá nhiều thứ phải lo nghĩ rồi. Những lúc ở bên mẹ, em thường kể cho mẹ nghe những câu chuyện thú vị mà mình gặp hoặc đã nghe được để mẹ cười vui. Lúc ấy, em cảm thấy lòng mình ấm áp, hạnh phúc vô cùng. Đấy chính là sức mạnh từ nụ cười của mẹ.

Em yêu mẹ của em rất nhiều, vì thế em cũng yêu nụ cười của mẹ. Em sẽ cố gắng hết sức mình để giữ cho mẹ thật nhiều những nụ cười trên môi.

Câu trả lời:

Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Ðể đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ.

Những vần thơ cảm động ấy đã nói giúp những tình cảm thiêng liêng mà em dành cho mẹ của mình. Mẹ là người mà em vô cùng yêu quý và kính trọng. Vì vậy, điều em luôn muốn nhìn thấy nhất chính là những nụ cười của mẹ.

Mẹ em là một người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu. Vì nhiều năm cực khổ, vất vả nuôi em khôn lớn, mà đôi mắt đã có nhiều vết chân chim, làn da cũng sạm đi nhiều. Nụ cười mẹ không đẹp như những cô diễn viên, ca sĩ, nhưng đối với em đó là những nụ cười đẹp nhất trên đời. Đó là nụ cười khi thấy em ăn thật ngon, khi nhìn thấy em khỏe mạnh vui chơi. Là nụ cười khi em đạt được điểm cao trong kì thi ở lớp. Là nụ cười khi em sà vào lòng mẹ, thủ thỉ kể đủ chuyện trên đời. Những nụ cười giản dị ấy, khiến em bất giác cười theo.

Thế nhưng, cũng có lúc, em thấy chán ghét nụ cười của mẹ. Đó là những nụ cười gượng, cười giả để che đi nỗi buồn của mẹ. Chính là khi mẹ bị ốm, nhưng vẫn cố mỉm cười để mọi người không lo lắng. Là khi mẹ bị khách đến mua đồ mắng là bán đắt, nhưng cũng cố cười xòa kẻo sợ mất lòng khách. Là khi, thấy em bị điểm kém, tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn gượng cười để an ủi, động viên em. Chính vì những điều ấy, mà em càng thêm yêu thương mẹ rất nhiều. Cả cuộc đời mẹ phải chịu nhiều vất vả. Đến cả những nụ cười cũng mang theo nhiều ưu phiền. Em chỉ mong mẹ luôn được vui vẻ, hạnh phúc. Để những nụ cười xinh đẹp ấy luôn xuất phát từ niềm vui thực sự.

Mỗi ngày, em luôn cố gắng học tập thật giỏi, thật ngoan ngoãn và lễ phép, để mẹ không phải lo lắng, phiền lòng vì em. Bởi mẹ đã có quá nhiều thứ phải lo nghĩ rồi. Những lúc ở bên mẹ, em thường kể cho mẹ nghe những câu chuyện thú vị mà mình gặp hoặc đã nghe được để mẹ cười vui. Lúc ấy, em cảm thấy lòng mình ấm áp, hạnh phúc vô cùng. Đấy chính là sức mạnh từ nụ cười của mẹ.

Em yêu mẹ của em rất nhiều, vì thế em cũng yêu nụ cười của mẹ. Em sẽ cố gắng hết sức mình để giữ cho mẹ thật nhiều những nụ cười trên môi.

Câu trả lời:

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Câu trả lời:

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô.

Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời - tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là "đồ con hoang". Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác - trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh.

Năm ấy, tôi học lớp bảy. Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề "Lá lành đùm lá rách". Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa - trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: "Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?"

Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: "Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?" Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kìm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: "Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!" Tôi giận dữ: "Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!".

Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc. Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi,... Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: "Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu". Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô.

Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người.

Câu trả lời:

Dàn ý

1. Mở bài

- Đặt vấn đề: Để trở thành một người con ngoan, trò giỏi em đã rút kinh nghiệm từ một số lần mắc lỗi, trong đó có một lần em đã mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn;

- Giới thiệu một cách khái quát về sự việc: Đó là lần em mắc khuyết điểm gì?

- Lần mắc khuyết điểm đó đã để lại một bài học lớn trong em.

2. Thân bài

a. Giới thiệu vài nét về bản thân:

Những đặc điểm có liên quan đến việc em mắc khuyết điểm (chẳng hạn, em mắc lỗi chép bài bạn thì cần khái quát những nét về học lực của em, đặc biệt là khả năng học môn mà em chép bài của bạn).

b. Hoàn cảnh của sự việc đó:

Nhà trường tổ chức một cuộc thi sáng tác, các thầy cô giáo và bạn bè rất kì vọng vào em/lớp em có bài kiểm tra đột xuất mà hôm trước em không học bài...

c. Tình huống dẫn đến hành động sai trái của em:

Em đã viết nhiều lần, nhiều bài nhưng cô giáo đều lắc đầu nói không đạt yêu cầu / em đau khổ cố nhớ lại những kiến thức cũ mà không thể nào nhớ được, các bạn mải làm bài, thầy cô tin tưởng nên không trông coi chặt chẽ lắm,...

d. Diễn biến hành động sai trái của em:

Chép lại thơ, văn từ một tờ báo rồi đề tên mình / nhờ anh, chị sáng tác giúp rồi đề tên mình; chép bài bạn / quay cóp bài từ sách, vở,...

e. Thầy cô giáo đã phát hiện ra khuyết điểm của em như thế nào và nhắc nhở, chỉ bảo em ra sao?

f. Kết thúc: Em đã nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình như thế nào?

3. Kết bài

- Sự việc đó đã theo suốt em những năm sau đó như thế nào và nó đã giúp em nhận ra điều gì về cuộc sống, về sự học tập và vai trò của thầy cô.

- Bài học em rút ra cho cuộc sống của mình?