Dịch bệnh Covid-19 xảy ra trong thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây là thời điểm nhiều quốc gia phương Đông, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Trong khi người dân hồ hởi sắm Tết, đón xuân thì những người có trách nhiệm của đất nước dường như không nghỉ ngơi trước tình hình dịch bệnh liên tục có những diễn biến phức tạp từ quốc gia láng giềng. Hàng loạt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành kịp thời, nhiều phương án, biện pháp được triển khai nhằm cảnh báo tới mọi người dân mức độ nguy hại của dịch bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức và sự đồng thuận, thống nhất giữa các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Với tiêu chí “Chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc, dành mọi ưu tiên tốt nhất để bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau; đồng thời, giữ gìn sự ổn định, không để xảy ra những xáo trộn, lo lắng, hoang mang trong xã hội.
Tuy nhiên. trong đại dịch, dịch bệnh chưa chắc đã làm chúng ta hoảng sợ nhưng thứ đáng sợ nhất trong lúc này lại chính là sự tự giác, tính trung thực của mỗi người dân. Có rất nhiều người đang ở vùng dịch nhưng tìm mọi cách trốn thoát vì những lý do cá nhân mà không để ý đến cộng đồng. Nếu may mắn trong người không có dịch thì bị nhà nước phạt tiền nhưng nếu trong người có dịch thì sao? Những con người đó có biết suy nghĩ cho mọi người không vậy? Họ là người lớn đó, những người lớn như vậy thật phải khiến cho chúng ta ngước mắt nhìn vì họ còn không bằng ý thức của một đứa trẻ.Thế nhưng, việc làm tưởng chừng rất đơn giản ấy lại có vẻ khó với một số người chỉ vì tính ích kỷ, tư tưởng hẹp hòi, coi lợi ích của bản thân là trên hết. Giá như bệnh nhân thứ 17 không gian dối khi dùng hai hộ chiếu để qua mặt cơ quan chức năng thì những người xung quanh họ đã không bị lây nhiễm, chính quyền và nhân dân Thủ đô không phải “gồng mình” tìm mọi cách khắc phục. Giá như bệnh nhân thứ 34 trung thực khai báo chi tiết về lịch trình di chuyển khi đã biết mình nhiễm bệnh, lực lượng chức năng sẽ không phải vất vả. Cả xã hội bất bình lên án những hành động ích kỷ, vô nhân khi biết rõ mình mang bệnh mà vẫn cố tình quanh co, che giấu, làm hại cho cộng đồng. Nhiều người đặt câu hỏi: Bệnh nhân “siêu lây nhiễm” này có cảm thấy ân hận vì đã làm khổ nhiều người, trong đó có những người thân, ruột thịt của mình cũng bị lây bệnh?.
'' Tôi khỏe, tôi không sao, tôi không bị bệnh'' là một câu khá quen thuộc khi bộ y tế yêu cầu cách li hay xét nghiệm. Những người đó là những người có ý thức đặc biệt kém. Đó cũng chính là những nguyên nhân làm cho dịch bệnh trở nên phức tạp. Hành động đó là "tiếp tay cho giặc Covid", thể hiện sự coi thường mạng sống của đồng bào.
Cuộc chiến với đại dịch vẫn chưa dừng lại, chúng ta vẫn phải tiếp tục cho đến ngày đại thắng.Cho nên dù bạn đang ở nơi đâu thì hãy thực hiện nghiêm túc các công tác phòng công dịch theo khuyến cáo của bộ y tế.Và đặc biệt là phòng cho các tỉnh chưa có ca lây nhiễm bởi "Phòng hơn chống".Cuối cùng,tôi thật sự rất biết ơn Đảng,Nhà nước,Bộ Y Tế cùng từng người chiến sĩ,từng người bác sĩ ,y tá ..đang miệt mài trong công tác phòng chống dịch,đối với người dân các bạn thật sự là những người hùng tuyệt vời.Hi vọng chúng ta sớm ngày chiến thắng đại dịch,hi vọng mỗi người dân đề cao cảnh giác chống dịch COVID-19.Và tôi tin rằng,chỉ cần toàn dân ta đoàn kết một lòng thì chúng ta nhất định sẽ chiến thắng và đại dịch COVID-19 cũng chỉ là một phép thử thôi.Vậy nên "Hãy trở thành pháo đài chống dịch chứ đừng là kẻ dọn đường cho dịch, hãy có trách nghiệm với cộng đồng và chính bạn". Việt Nam quyết thắng!