Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đà Nẵng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 19
Số lượng câu trả lời 58
Điểm GP 0
Điểm SP 58

Người theo dõi (9)

Thùy Cái
Thinh Nguyễn
Trương Hiền
Phúc
Chu Thị Hạnh

Đang theo dõi (12)


Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 7

Câu hỏi:

a/. Văn bản:

Câu 1: Các câu tục ngữ “ Cái răng cái tóc là góc con người”; “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “ Không thầy đố mày làm nên”, “ Học thày không tày học bạn” đưa ra những nhận xét, lời khuyên nào vể mặt tư cách, sự rèn luyện của con người?

Câu 2: Tìm hình ảnh ẩn dụ trong hai câu tục ngữ “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “ Ăn quả nhở kẻ trồng cây”. Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ ấy là gì?

Câu 3: Tìm một câu tục ngữ đồng nghĩa và một câu tục ngữu trái nghĩa với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

b/. Tiếng Việt:

Câu 1: Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau đây. Cho biết câu rút gọn xuất hiện trong lời thoại của ai, tác dụng của âu rút gọn trong trường hợp đó.

Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.

- Đem đồ chơi chia ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tooi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phái cổng.

Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

Câu 2: Viết một đoạn hội thoại trong đời sống về chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu rút gọn. Cho biết thành phần được rút gọn và nhận xét tác dụng của câu rút gọn đó.

c/. Tập làm văn:

Câu 1: Văn nghị luận tồn tại dưới những dạng nào?

A. Bài báo cáo, bài thuyết minh

B. Bài phát biểu cảm nghĩ

C. Bài thơ, truyện ngắn

D. Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bài phát biểu trên báo chí…

Câu 2: Mục đích của văn bản nghị luận là gì?

A. Thể hiện một tình cảm, cảm xúc.

B. Thể hiện diễn biến một câu chuyện.

C. Xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.

D. Thể hiện được đặc điểm của một đối tượng nào đó.

Câu 3: Một bài văn nghị luận bắt buộc phải có:

A. Luận điểm, luận cứ

B. Luận cứ, lập luận

C. Luận điểm, lập luận

D. Luận điểm, luận cứ, lập luận.

Câu 4: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp và chính xác nhất:

A

B

Luận điểm

Là cách nêu luận cứ dẫn đến luận điểm một cách chặt chẽ và hợp lí.

Luận cứ

Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài viết được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định ( phủ định) được làm sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

Lập luận

Là lí lẽ, dẫn chứng chân thật, đúng đắn, tiêu biểu đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.