Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hữu Minh Trí

a/. Văn bản:

Câu 1: Các câu tục ngữ “ Cái răng cái tóc là góc con người”; “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “ Không thầy đố mày làm nên”, “ Học thày không tày học bạn” đưa ra những nhận xét, lời khuyên nào vể mặt tư cách, sự rèn luyện của con người?

Câu 2: Tìm hình ảnh ẩn dụ trong hai câu tục ngữ “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “ Ăn quả nhở kẻ trồng cây”. Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ ấy là gì?

Câu 3: Tìm một câu tục ngữ đồng nghĩa và một câu tục ngữu trái nghĩa với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

b/. Tiếng Việt:

Câu 1: Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau đây. Cho biết câu rút gọn xuất hiện trong lời thoại của ai, tác dụng của âu rút gọn trong trường hợp đó.

Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.

- Đem đồ chơi chia ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tooi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phái cổng.

Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

Câu 2: Viết một đoạn hội thoại trong đời sống về chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu rút gọn. Cho biết thành phần được rút gọn và nhận xét tác dụng của câu rút gọn đó.

c/. Tập làm văn:

Câu 1: Văn nghị luận tồn tại dưới những dạng nào?

A. Bài báo cáo, bài thuyết minh

B. Bài phát biểu cảm nghĩ

C. Bài thơ, truyện ngắn

D. Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bài phát biểu trên báo chí…

Câu 2: Mục đích của văn bản nghị luận là gì?

A. Thể hiện một tình cảm, cảm xúc.

B. Thể hiện diễn biến một câu chuyện.

C. Xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.

D. Thể hiện được đặc điểm của một đối tượng nào đó.

Câu 3: Một bài văn nghị luận bắt buộc phải có:

A. Luận điểm, luận cứ

B. Luận cứ, lập luận

C. Luận điểm, lập luận

D. Luận điểm, luận cứ, lập luận.

Câu 4: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp và chính xác nhất:

A

B

Luận điểm

Là cách nêu luận cứ dẫn đến luận điểm một cách chặt chẽ và hợp lí.

Luận cứ

Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài viết được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định ( phủ định) được làm sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

Lập luận

Là lí lẽ, dẫn chứng chân thật, đúng đắn, tiêu biểu đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

ɱ√ρ︵Şнαdσωツ
25 tháng 3 2020 lúc 15:11

Câu 1: Các câu tục ngữ “ Cái răng cái tóc là góc con người”; “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “ Không thầy đố mày làm nên”, “ Học thày không tày học bạn” đưa ra những nhận xét, lời khuyên nào vể mặt tư cách, sự rèn luyện của con người?

TL:

-“Cái răng cái tóc là góc con người”:

-Có thể hiểu một cách đơn giản, đây là sự khắng định ràng và tóc là hai bộ phận rất quan trọng thể hiện sức khỏe, nét đẹp hình thức của con người. Nếu hiểu như thế, giá trị của cảu tục ngữ này là lời nhắc nhỏ phải gìn giữ, chăm sóc hai bộ phận quan trọng này.

-Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, rất có thể ý nghĩa của câu tục ngữ sâu xa, thâm thúy hơn: răng, tóc là những bộ phận bề ngoài, thuộc vê hình thức, có thể trông thấy được. Từ những nét bề ngoài ấy, có thể nhìn được cả “góc con người”, nghĩa là bước đầu đánh giá được tính tình bên trong của một con người (ví dụ: cẩn thận hay cẩu thả, cầu kì hay xuê xòa, sạch sẽ hay không?..) Với cách hiểu này, câu tục ngữ được áp dụng như một lời khuyên trong những trường hợp muốn đánh giá một con người.

-“ Học ăn, học nói, học gói, học mở”:

-Câu tục ngữ nêu ra những điều con ngưòi phải học: ăn, nói, gói, mở. Suy rộng ra, đây là lời khuyên con người phải học để biết cách làm mọi việc (gói, mở), biết cách giao tiếp (ăn, nói) trong cuộc sông.

-Giá trị của kinh nghiệm ở đây chính là lòi khẳng định rằng mỗi hành vi, cử chỉ đều nói lên tư cách, phẩm chất của con người. Do đó, trong cuộc sông, chúng ta phải học cách giao tiếp, ứng xử, học cách làm việc… để trở thành người có văn hóa. Điều này là cần thiết cho tất cả mọi người.

-“ Không thầy đố mày làm nên”:

-Câu tục ngữ này khẳng định vai trò to lớn của người thầy trong việc dạy chúng ta nên người, gây dựng sự nghiệp. Đây cũng là lời thách thức đối với những ai tự đề cao mình, coi thường công lao dạy dỗ của thầy cô. Bằng sự khẳng định này, ông cha ta đã nhắc nhở mỗi người phải biết kính trọng những người thầy đã dạy ta từ những tri thức ban đầu, đặt nền móng cho sự nghiệp của chúng ta. Vì thế, câu tục ngữ có thể được sử dụng trong trường hợp phê phán một ai đó có thái độ coi thường thầy cô giáo, đồng thòi khuyên răn họ cách xử sự đúng đắn theo truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

-“ Học thày không tày học bạn”:

-Đây là một kinh nghiệm rất thực tế. Học bạn có vai trò vô cùng quan trọng, bởi bạn bè là những người gần gũi với ta về hoàn cảnh, trình, độ, mốì quan hệ tình cảm… Do vậy, sự so sánh học ở bạn bè sẽ giúp ta dễ dàng nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đồng thời, chính ý thức đua tranh sẽ kích thích ta càng tập trung rèn luyện, nhờ thế mới mau tiến bộ.

-Câu tục ngữ có thể được áp dụng như một lời khuyên cho mỗi người cần phải biết học hỏi, tôn trọng những điều hay từ ngay những người bạn, những người xung quanh ta, không nên học một cách máy móc, cứng nhắc, chỉ theo sách vở hay theo lời thầy dạy mà không chịu mở mang, học hỏi.

Câu 2: Tìm hình ảnh ẩn dụ trong hai câu tục ngữ “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “ Ăn quả nhở kẻ trồng cây”. Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ ấy là gì?

TL:

-“ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”:

Hình ảnh con ngựa và cả tàu (cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản. Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa lo lắng, bỏ ăn bỏ uống để chăm sóc cho con ngựa đau kia.

-Tác dụng: Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” sử dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.

-“ Ăn quả nhở kẻ trồng cây”: Câu này sử dụng biện pháp ẩn dụ rất tinh tế và đặc sắc.Từ “Quả” trong câu trên có nghĩa là thành tựu chúng ta đạt được và “kẻ trồng cây” là những người giúp đỡ chúng ta có đc thành tựu ấy

-Tác dụng: Câu thành ngữ khuyên chúng ta khi được có được thành tựu lao động phải nhớ đến công lao người lao động đã vất vả mới tạo ra được thành tựu đó.

Câu 3: Tìm một câu tục ngữ đồng nghĩa và một câu tục ngữ trái nghĩa với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đồng nghĩa: -“Uống nước nhớ nguồn’’

-Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Trái nghĩa: -Ăn cây nào, rào cây ấy

b/. Tiếng Việt:

Câu 1: Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau đây. Cho biết câu rút gọn xuất hiện trong lời thoại của ai, tác dụng của âu rút gọn trong trường hợp đó.

Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.

- Đem đồ chơi chia ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tooi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phái cổng.

Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

Tác dụng: Giúp người nói bộc lộ được cảm xúc, giúp câu trở nên ngắn gọn dễ hiểu hơn

Câu 2: Viết một đoạn hội thoại trong đời sống về chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu rút gọn. Cho biết thành phần được rút gọn và nhận xét tác dụng của câu rút gọn đó.

Tôi nhìn Lan, bùi ngụi nói lời chia tay, Lan cũng nghẹn ngào, mắt đỏ hoa.

- “Cậu sang bên đấy nhớ học tốt nhé.”

- “Ừ, cậu ở lại đây cũng nhớ cố gắng học vẽ thật đẹp.”

Cổ họng tôi khô khan, tôi đưa mắt nhìn quan khoảng sân trường mà mai sau không còn Lan nữa sẽ thật trống vắng biết bao.

- “Mấy giờ máy bay cất cánh?”

- “ Tám giờ mười lăm phút.”

Nghe Lan sụt sịt, tôi thấy sống mũi cay xè. Ôi chao! Vậy là chỉ còn dăm phút nữa để chúng tôi được ở bên nhau sao? Rồi Lan sẽ lên chiếc máy bay to lớn đó, đi đến một vùng trời rộng lớn hơn để thỏa sức tung cánh.

Câu rút gọn: “Tám giờ mười lăm phút.”

Thành phần rút gọn: cả chủ ngữ và vị ngữ.

Tác dụng: Giúp câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh.

c/. Tập làm văn:

Câu 1: Văn nghị luận tồn tại dưới những dạng nào?

A. Bài báo cáo, bài thuyết minh

B. Bài phát biểu cảm nghĩ

C. Bài thơ, truyện ngắn

D. Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bài phát biểu trên báo chí…

Câu 2: Mục đích của văn bản nghị luận là gì?

A. Thể hiện một tình cảm, cảm xúc.

B. Thể hiện diễn biến một câu chuyện.

C. Xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.

D. Thể hiện được đặc điểm của một đối tượng nào đó.

Câu 3: Một bài văn nghị luận bắt buộc phải có:

A. Luận điểm, luận cứ

B. Luận cứ, lập luận

C. Luận điểm, lập luận

D. Luận điểm, luận cứ, lập luận.

Câu 4: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp và chính xác nhất:

A

B

1 Luận điểm

a) Là cách nêu luận cứ dẫn đến luận điểm một cách chặt chẽ và hợp lí.

2 Luận cứ

b) Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài viết được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định ( phủ định) được làm sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

3 Lập luận

C) Là lí lẽ, dẫn chứng chân thật, đúng đắn, tiêu biểu đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

Câu trả lời

1B

2C

3A

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Hakimi
Xem chi tiết
Hot girl Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Trần Quỳnh
Xem chi tiết
ncjocsnoev
Xem chi tiết
03.Trần Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết
qwerty
Xem chi tiết