Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 15
Số lượng câu trả lời 807
Điểm GP 21
Điểm SP 962

Người theo dõi (40)

Minh Anh
Minh Hoàng
Nguyen Phuong Anh
Đánh Thuê Lính

Đang theo dõi (13)

Nguyen Phuong Anh
Minh Anh
Aurora
lyly

Câu trả lời:

*Tham khảo

Quê hương – hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương, dạt dào! Trong mỗi con người chúng ta ai cũng ẩn sâu cho mình hình ảnh nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi luôn chan chứa tình yêu thương. Có lẽ cảm xúc về quê hương là những cảm xúc cao đẹp nhất. Và thoáng chút bâng khuâng khi chiều nay tiết văn cô giáo vừa giảng bài “Quê hương” của Tế Hanh – quê hương của tác giả thật đẹp, thật bình dị!
Tế Hanh sinh ra ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, cả tuổi thơ của ông gắn liền với nắng gió, với hơi thở của biển. Có lẽ hồn biển đã thấm sâu vào tim để rồi làm nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Tế Hanh viết nên những vần thơ về quê hương, về những con người miền biển chân chất, thật thà.
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
Hai câu mở đầu như gợi lên hình ảnh một làng chài nhỏ nằm ngay sát biển. Họ mưu sinh bằng nghề đánh bắt, bằng những chuyến tàu đi về hằng ngày trên biển. Cụm từ “Làng tôi” như một tiếng gọi thân thương trìu mến của một người con xa quê bỗng cất lên nỗi nhớ da diết. Câu thơ ngắn gọn nhưng gợi tả được bức tranh về một làng chài ven biển bình dị, thân quen…
Ở nơi đó có những con người sinh ra từ biển, lớn lên từ biển. Mỗi sớm mai thức dậy, khi bầu trời trong xanh, biển im ắng họ lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làm nghề của biển họ mạnh mẽ, họ khỏe khoắn với “làn da ngăm rám nắng” ngày ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh hàng tháng liền trên biển mênh mông:
“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Họ trở về từ biển, họ mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm” – không chỉ là vị của biển mà còn là hương vị của những vùng đất họ đã đi qua, là vị mặn của những giọt mồ hôi, của tình yêu quê hương. Người ta nói, dân biển họ đậm tình đậm nghĩa lắm, đậm như chính nơi biển lớn họ sinh ra. Dù đi đâu lòng họ vẫn hướng về quê hương, về nơi xóm chài nghèo e ấp khi bão về…
Cuộc sống của những con người vùng biển quanh năm gắn liền với những con thuyền mộc mạc. Có những gia đình gần như sinh sống trên không gian nhỏ bé của thuyền. Chiếc thuyền là nơi sinh hoạt, là mưu sinh, là sự sống của họ. Trong kí ức của Tế Hanh những chiếc thuyền như chính linh hồn làng, con thuyền trong thơ ông hiện lên như một dũng sĩ xông pha nơi chiến trường:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

Tác giả đã so sánh hình ảnh chiếc thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Động từ mạnh được sử dụng liên tục như càng tô đậm hơn sự dũng mãnh của chiếc thuyền chài “phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” – ta tưởng như con thuyền rẽ mọi con sóng, vượt mọi ngọn gió, oai hùng tiến về phía trước không một chút nao núng. Con thuyền ấy sở dĩ hiên ngang như vậy bởi được bao bọc bởi cánh buồm trắng – cánh buồm như mang theo cả hồn của làng chài nghèo, của những người thân đang ngóng trông họ nơi quê nhà. Một cánh buồm đơn sơ được Tế Hanh thổi hồn nay bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Mỗi ngày trên biển, nhìn cánh buồm tung bay trong gió những người dân chài như thấy thấp thoáng hình bóng quê hương, thấp thoáng bóng người vợ, người mẹ già ngày đêm đứng chờ ở bãi biển…
Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Tế Hanh đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ trên. Nếu từ “nghe” là từ chỉ hoạt động của thính giác thì “thấm” là cảm nhận của xúc giác. Bằng nghệ thuật ấy, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở về nằm im mệt mỏi nhưng dường như từng “thớ vỏ” bên trong. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để lặng ngắm không khí vui tươi ngày trở về…

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Đối với những con người làm nghề đi biển, họ mong lắm ngày được trở về. Những người mẹ, người vợ càng háo hức mong đợi nhiều hơn. Ấy thế nên khi ghe vừa đến bến cả mỗi vùng xôn xao náo nhiệt. “Ồn ào” , “tấp nập” – những từ láy gợi tả khung cảnh đông vui, náo nức được nhà thơ sử dụng như càng làm bừng lên không khí vui mừng nơi xóm nghèo. Họ nô nức đón ghe về, họ vui mừng khi “cá đầy ghe”. Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh – “nhờ ơn trời biển lặng”… đã mang những con thuyền chở người thân của họ trở về trong bình yên.
Tất cả những hình ảnh trên chỉ còn lại trong kí ức của tác giả bởi ông đang ở nơi xa, đang từng ngày mong nhớ quê hương nơi đất khách:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,
Thoáng con thuyền sẽ sóng chạy ra khơi”

Mọi thứ dường như đã rất quen thuộc, dường như đã ăn sâu nơi tiềm thức của nhà thơ. Bài thơ da diết, sâu lắng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người làng chài sao mà chân thật, sống sộng đến thế? Phải chăng đây chính là nỗi niềm từ chính tâm tư của những con người xa quê… Để rồi Tế Hanh đã phải thốt lên:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Vâng, dù đi đâu, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, mùi của đất, của biển, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả. Là cả một ước mong ngày trở về…Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như môt khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ! Quê hương – hai tiếng ấy sao mà thân thương! Mỗi lần thốt lên hay nghĩ về đều rất thiêng liêng:

“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”

Câu trả lời:

Đoc Tức nước vỡ bờ, ta không chỉ thêm trân quý một người phụ nữ yêu chồng thương con hết mực mà chị Dậu còn là một người có sức sống tiềm tàng, sẵn sàng phản kháng và đấu tranh trước những áp bức bất công. Khi được bà lão hàng xóm mang cho bát gạo và khuyên chị nên cho chồng đi trốn, trước khi bọn cai lệ và tay sai đến. Chị đồng tình với bà những vẫn muốn để chồng “ăn vài húp” vì "nhịn đói từ sáng hôm qua tới giờ" rồi chị xót thương, nhỏ nhẹ mời chồng ăn cháo. Chi tiết dù nhỏ ấy nhưng đã nói lên cả tấm lòng của người vợ tảo tần, một lòng thương và lo lắng cho chồng. Dù trải qua bao biến cố, phải chạy vạy khắp nơi để lo tiền sưu nhưng chị không để ý đến những cực nhọc, vất vả của bản thân để lo cho chồng con. Không những vậy, khi đám tay sai đến bắt anh Dậu, chị đã nài nỉ, van xin đến nhẫn nhịn, chịu cho bọn chúng đánh đập để xin tha cho chồng. Khi chúng quyết trói anh Dậu, bằng tất cả sự căm phẫn, uất ức phải chịu đựng, chị đã mạnh mẽ vùng dậy, đấu tranh “chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay”. Sự phản kháng của chị thể hiện một sức mạnh to lớn đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị dám đứng lên để bảo vệ mạng sống cho chồng. Hình ảnh của chị tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống, luôn thương yêu và hi sinh tất cả vì gia đình dù điều đó có gây ra hiểm nguy cho chính bản thân

Câu trả lời:

Từ xa xưa, tinh thần thương thân thương ái đã là một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu giữ từ đời này qua đời khác, và cho đến hôm nay, nó vẫn như một ngọn lửa rực rỡ âm ỉ cháy suốt chiều dài lịch sử. Nhân dân muôn đời vẫn mãi nhớ lời răn dạy của cha ông “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ ngắn gọn mà ẩn chứa một ý nghĩa lớn lao. “Thương người” có thể hiểu là yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ người khác, những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, còn “thương thân” lại là thương yêu chính bản thân mình. Hai vế câu được đặt trong cách nói so sánh đã mở ra trước mắt ta một bài học đạo lý làm người sâu sắc đó là: Mỗi người chúng ta trong cuộc sống cần giúp đỡ, sẻ chia với những mảnh đời xung quanh ta bằng tất cả tình yêu, sự quan tâm như với chính bản thân mình.

Câu tục ngữ mới đúng đắn và sâu sắc làm sao. Trước hết, tại sao con người ta cần phải yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình? Cuộc sống xung quanh ta vẫn còn rất nhiều những mảnh đời, hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ. Có những người không được may mắn như ta, sinh ra đã tật nguyền hay mồ côi cha, mẹ; cũng có những người phải sống trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó, thiếu thốn hoặc không nơi nương tựa. Không ai sinh ra có thể chọn lựa cho mình hoàn cảnh sống, không ai có thể lường trước được bất kỳ khó khăn nào trước mắt sẽ xảy ra. Vậy nên luôn tồn tại những nghịch cảnh cần sự giúp đỡ và sẻ chia.

Khi ta biết yêu thương, đùm bọc người khác, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, ta sẽ nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc, sự thanh thản tâm hồn và lòng biết ơn từ những người ấy, người nhận cũng sẽ khắc phục được một phần nào cuộc sống. Hơn nữa, vì cho đi là nhận lại, khi ta giúp đỡ người khác, sẽ đến lúc ta cũng gặp hoàn cảnh khó khăn và nhận lại được sự giúp đỡ của họ. Nếu một xã hội luôn có những con người biết yêu thương, sẻ chia thì xã hội ấy sẽ ngày một phát triển, đẩy lùi được những hoàn cảnh sống khó khăn, xóa đói giảm nghèo.

Tinh thần thương thân thương ái đã được minh chứng rất rõ qua bao đời nay. Trong thời chiến, nhân dân đồng bào cả nước đồng lòng xây dựng chiến lũy, đắp hào, góp gạo nuôi chiến sĩ, bác Hồ đã thành lập hũ gạo cứu đói với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”,...Rồi cho đến thời bình hôm nay, nó vẫn được phát huy một cách mạnh mẽ khi ngày càng nhiều những quỹ từ thiện, các tổ chức từ thiện được thành lập để ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt, quyên góp ủng hộ các mảnh đời, các hoàn cảnh khó khăn khắp mọi miền trên cả nước. Những suất cơm 2,000 đồng, những nồi cháo yêu thương tuy nhỏ nhưng ấm âp vô cùng, nó đã sưởi ấm.biết bao trái tim đơn côi, khó khăn. Phát huy mạnh mẽ tinh thần thương thân thương ái cũng chính là bảo tồn truyền thống quý báu của dân tộc.

Tuy nhiên, trong cuộc sống này vẫn còn tồn tại những con người sống ích kỉ, vô cảm, lạnh lùng với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Những con người ấy vĩnh viễn không được chào đón, yêu mến và đáng bị lên án. Tất nhiên, yêu thương, sẻ chia cũng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. Ta không thể giúp đỡ, dung túng những kẻ xấu xa, cũng không phải giúp đỡ mọi lúc mọi nơi, sự sẻ chia cần xuất phát từ chính trái tim bạn, tấm lòng bạn và hoàn cảnh, khả năng của bạn. Yêu thương sẽ khiến mọi người xích lại gần nhau hơn, để vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, không đau đớn, không khổ cực.

“Thương người như thể thương thân”, đạo lý ấy vẫn luôn được gìn giữ và duy trì. Hãy dành một khoảng lặng trong cuộc sống bộn bề thường ngày để ngắm nhìn, ngẫm nghĩ về những người xung quanh ta, có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng, ta cần phải sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.